Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 51502
Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 51503
Chất phản ứng với dung dịch NaOH tạo ra CH3COONa và C2H5OH là
- A. CH3COOCH3.
- B. C2H5COOH.
- C. HCOOC2H5.
- D. CH3COOC2H5.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 51504
Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
- A. CH3COONa và C2H5OH.
- B. HCOONa và CH3OH.
- C. HCOONa và C2H5OH.
- D. CH3COONa và CH3OH.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 51506
Cho 6,0 gam HCOOCH3 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối luợng muối HCOONa thu đuợc là
- A. 4,1 gam.
- B. 6,8 gam.
- C. 3,4 gam.
- D. 8,2 gam.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 51507
Cho 3,7 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được 2,3 gam rượu etylic. Công thức của este là
- A. C2H5COOC2H5.
- B. HCOOC2H5.
- C. C2H5COOCH3.
- D. CH3COOC2H5.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 51508
Một este no, đơn chức, mạch hở khi cháy cho 3,6 g H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
- A. 2,24 lít.
- B. 1,12 lít.
- C. 3,36 lít.
- D. 4,48 lít.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 51510
Đồng phân của saccarozơ là
- A. xenlulozơ.
- B. glucozơ.
- C. fructozơ.
- D. mantozơ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 51517
Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
- A. Saccarozơ.
- B. Tinh bột.
- C. Glucozơ.
- D. Xenlulozơ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 51518
Fructozơ không phản ứng được với
- A. H2/ Ni,t0
- B. Cu(OH)2
- C. AgNO3/ NH3
- D. Dung dịch brom
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 51521
Cho 10kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic hiệu suất đạt 80%. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được là:
- A. 4,654kg
- B. 4,370kg
- C. 3,496kg
- D. 5,565kg
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 51522
Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
- A. 2,25 gam.
- B. 1,80 gam.
- C. 1,82 gam.
- D. 1,44 gam.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 51523
Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
- A. 16,2 gam.
- B. 10,8 gam.
- C. 21,6 gam.
- D. 32,4 gam.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 51527
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
- A. NH3
- B. C2H5NH2
- C. C6H5-NH2
- D. CH3NH2
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 51528
Số đồng phân bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 51530
Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
- A. CH3COOH
- B. H2NCH2COOH
- C. CH3CHO
- D. CH3NH2
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 51531
Dung dịch Metylamin trong nước làm
- A. Quỳ tím không đổi màu
- B. Quỳ tím hóa xanh
- C. Phenolphtalein hóa xanh
- D. Phenolphtalein không đổi màu
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 51532
Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào
- A. Benzen
- B. Axit axetic
- C. Anilin
- D. Ancol etylic
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 51534
Chọn câu đúng khi nói về sự đổi màu của các chất khi gặp qùy tím:
- A. Etylamin trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh
- B. Anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh
- C. Dung dịch natri phenolat không làm quỳ tím đổi màu
- D. Phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 51536
Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
- A. 120
- B. 60
- C. 30
- D. 45
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 51538
Khi đốt cháy 4,5 gam một amin đơn chức giải phóng 1,12 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của amin là:
- A. CH5N
- B. C2H7N
- C. C3H9N
- D. C3H7N
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 51540
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, người ta thu được 9,9 g H2O, 8,96 lít khí CO2 và 1,12 lít N2 ( các thể tích khí đo ở đktc). X có CTPT là:
- A. C4H11N
- B. C2H7N
- C. C3H9N
- D. C5H13N
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 51541
Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là
- A. 43,00 gam
- B. 44,00 gam
- C. 11,05 gam
- D. 11,15 gam
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 51543
Công thức cấu tạo của chất dẻo PVC là
- A. (-CF2-CF2-)n.
- B. (-CH2-CHCl-)n.
- C. (-CH2-CH2-)n.
- D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 51544
Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
- A. CH3-CH2-Cl.
- B. CH3-CH3.
- C. CH2=CH-CH3.
- D. CH3-CH2-CH3.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 51545
Chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
- A. H2NCH2COOH.
- B. C2H5OH.
- C. CH3COOH.
- D. CH2=CHCOOH
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 51547
Trong các phân tử polime sau: tơ tằm, sợi bông, len, tơ visco, nilon 6-6, tơ axetat, tơ enăng, tơ capron. Số tơ thuộc loại poliamit là
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 51550
Một loại polietilen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó xấp xỉ
- A. 920.
- B. 1230.
- C. 1529.
- D. 1786.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 51552
Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)
- A. 2,55
- B. 2,8
- C. 2,52
- D. 3,6
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 51554
Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong số tất cả các kim loại?
- A. Vàng
- B. Bạc
- C. Đồng
- D. Nhôm
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 51558
Hoà tan 2,52 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,352 lít khí hidro ở đktc. Kim loại đó là:
- A. Mg.
- B. Al.
- C. Zn.
- D. Fe.