Trong bài học này các em được tìm hiểu kiến thức về thành phần cấu trúc và chức năng của ARN, biết được cơ chế tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung của ARN để làm rõ mối quan hệ giữa ARN và gen.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. ARN
a. Cấu trúc ARN:
- ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
- Cấu trúc nucleotit gồm: Đường ribozo, gốc phôtphat và nhóm bazơ nitơ
- ARN thuộc đại phân tử (kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN).
- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (ribônuclêôtit A, U, G, X) liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn.
b. Chức năng của ARN
- mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
- tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
- rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.
1.2. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
- Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kỳ trung gian.
- Quá trình tổng hợp ARN:
- Gen tháo xoắn, tách dần 2 mạch đơn.
- Các nuclêotit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A – U; T – A; G – X; X – G.
- Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra tế bào chất.
- Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và theo nguyên tắc bổ sung.
- Mối quan hệ giữa gen và ARN:
-
Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN
-
Gen là bản mã gốc mang thông tin di truyền, ARN là bản mã sao truyền đạt thông tin di truyền
-
2. Luyện tập Bài 17 Sinh học 9
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được cấu trúc của ARN và chức năng của các loại ARN.
- Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
- Nêu được mối quan hệ giữa gen và ARN
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Axit đêôxiribônuclêic
- B. Axit photphoric
- C. Axit ribônuclêic
- D. Nuclêôtit
-
- A. Đại phân tử
- B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- C. Chỉ có cấu trúc một mạch
- D. Được tạo từ 4 loại đơn phân
-
- A. Ađênin
- B. Timin
- C. Uaxin
- D. Guanin
Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 53 SGK Sinh học 9
Bài tập 2 trang 53 SGK Sinh học 9
Bài tập 3 trang 53 SGK Sinh học 9
Bài tập 4 trang 53 SGK Sinh học 9
Bài tập 5 trang 53 SGK Sinh học 9
Bài tập 2 trang 38 SBT Sinh học 9
Bài tập 5 trang 39 SBT Sinh học 9
Bài tập 6 trang 39 SBT Sinh học 9
Bài tập 7 trang 40 SBT Sinh học 9
Bài tập 25 trang 44 SBT Sinh học 9
Bài tập 28 trang 44 SBT Sinh học 9
Bài tập 29 trang 45 SBT Sinh học 9
Bài tập 30 trang 44 SBT Sinh học 9
Bài tập 31 trang 45 SBT Sinh học 9
3. Hỏi đáp Bài 17 Chương 3 Sinh học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 9 HỌC247