Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 Bài 13 Ảnh hưởng của môi trường lên sự Biểu hiện của gen giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 58 SGK Sinh học 12
Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen?
-
Bài tập 2 trang 58 SGK Sinh học 12
Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật ta cần phải làm gì?
-
Bài tập 3 trang 58 SGK Sinh học 12
Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng "má lúm đồng tiền" có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?
-
Bài tập 4 trang 58 SGK Sinh học 12
Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử rằng công ti giống đã cung cấp hạt giống thứ thiệt đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt trong trường hợp trên?
-
Bài tập 3 trang 68 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu những điểm khác nhau giữa di truyền ngoài NST và di truyền NST.
-
Bài tập 4 trang 68 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Có thể giải thích hiện tượng lá lốm đốm các màu ở một số thực vật như thế nào? Việc nghiên cứu di truyền tế bào chất có giá trị thực tiễn gì?
-
Bài tập 3 trang 72 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến. Làm thế nào để biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?
-
Bài tập 4 trang 72 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Vận dụng khái niệm "mức phản ứng" để phân tích vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc tăng năng suất vật nuôi và cây trồng.
-
Bài tập 9 trang 25 SBT Sinh học 12
1. Người ta đã cắt một cây thành nhiều đoạn, mỗi đoạn được đem trồng vào nơi có điều kiện chiếu sáng khác nhau. Các đoạn này đã phát triển thành các cây trưởng thành khác nhau về kích thước và số cụm hoa.
a) Các cây này có kiểu gen giống nhau hay khác nhau? Giải thích.
b) Liệu có lí do để xác định rằng điều kiện chiếu sáng đã làm biến đổi kiểu gen của các cây này hay không? Giải thích.
c) Hãy xác định những nguyên nhân khác có thể của biến đổi này.
2. Cây đã mọc lên những cụm hoa màu xanh đẹp. Từ cây này đã cắt đoạn đem trồng vào những vườn khác và cụm hoa đầu tiên được tạo ra lại có màu hồng. Cây tiếp tục mọc hoa màu hồng trong một số vụ, khi cắt các đoạn cây này đem trồng trở lại vào vườn ban đầu thì chúng lại mọc ra những cụm hoa xanh.
a) Đây có phải là đột biến không? Giải thích.
b) Trong điều kiện ánh sáng tiếp tục như vậy, bạn có cho rằng nó là nguyên nhân của biến đổi này hay không?
-
Bài tập 51 trang 38 SBT Sinh học 12
Thường biến là gì?
A. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen.
B. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen
C. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình.
D. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường.
-
Bài tập 52 trang 38 SBT Sinh học 12
Tính chất của thường biến là gì?
A. Định hướng, di truyền.
B. Đột ngột, không di truyền
C. Đồng loạt, định hướng, không di truyền.
D. Đồng loạt, không di truyền
-
Bài tập 53 trang 38 SBT Sinh học 12
Tính trạng số lượng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
B. Đo lường được bằng các kĩ thuật thông thường.
C. Thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
D. Nhận biết được bằng quan sát thông thường.
-
Bài tập 54 trang 38 SBT Sinh học 12
Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là
A. một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen quy định.
B. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.
C. tính trạng có mức phản ứng rộng.
D. sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen.
-
Bài tập 55 trang 38 SBT Sinh học 12
Mức phản ứng là gì?
A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.
B. Là giới hạn phản ứng của cùng một kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.
C. Là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau.
D. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen.
-
Bài tập 57 trang 39 SBT Sinh học 12
Phát biểu nào sau đây không đúng với khái niệm về mức phản ứng?
A. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
B. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gen và cho chúng sinh trưởng, phát triển trong những điều kiện môi trường khác nhau.
C. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
D. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra những cá thể đa dạng về kiểu gen và cho chúng sinh trưởng, phát triển trong cùng một điều kiện môi trường.
-
Bài tập 58 trang 39 SBT Sinh học 12
Thường biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A. Ý nghĩa gián tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
B. Ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
C. Giúp sinh vật thích nghi trong tự nhiên
D. Giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi thường xuyên và không thường xuyên của môi trường.
-
Bài tập 56 trang 39 SBT Sinh học 12
Phát biểu nào sau đây đúng với khái niệm về kiểu hình?
A. Kiểu hình liên tục thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
B. Kiểu hình ổn định khi điều kiện môi trường thay đổi.
C. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường.
D. Kiểu hình khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.
-
Bài tập 59 trang 39 SBT Sinh học 12
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Giống tốt, kĩ thuật sản xuất tốt, năng suất không cao.
B. Ở vật nuôi và cây trồng, năng suất là kết quả tác động tổng hợp của giống và kĩ thuật.
C. Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của giống.
D. Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng.
-
Bài tập 60 trang 39 SBT Sinh học 12
Yếu tố “giống” trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây?
A. Môi trường. B. Kiểu gen.
C. Kiểu hình. D. Năng suất.