YOMEDIA
NONE

Bài tập 4 trang 24 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Giải bài 4 tr 24 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao

Sự biểu hiện của các đột biến giao tử, đột biến tiền phôi và đột biến xôma như thế nào?

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết bài 4

Sự biểu hiện của các đột biến giao tử, đột biến tiền phôi và đột biến xôma:

Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại thế hệ sau.

Khi đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân hình thành giao tử (đột biến giao tử), qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Đột biến thành gen trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến. Đột biến thành gen lặn thường tồn tại trong hợp tử ở dạng dị hợp tử và không được biểu hiện ở thế hệ đầu tiên. Nhờ quá trình giao phối, gen lặn đột biến được phát tán trong quần thể, khi gặp tổ hợp đồng hợp tử lặn thì nó mới được biểu hiện. Ví dụ, người biểu hiện bệnh bạch tạng do đồng hợp tử đột biến gen lặn.

Đột biến gen xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, trong giai đoạn 2-8 phôi bào (đột biến tiền phôi) thì nó có khả năng tồn tại tiềm ẩn trong cỏ thể và truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính.

Đột biến gen xảy ra trong nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng (đột biến xôma) sẽ được nhân lên ở một mô. Nếu là đột biến thành gen trội, sẽ được biểu hiện ở một phần của cơ thể. Đột biến xôma có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính.

Như vậy, đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 4 trang 24 SGK Sinh học 12 Nâng cao HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON