Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 10 Bài 7 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp các em học sinh có kĩ năng xác định được thứ tự trong Bảng tuần hoàn, dự đoán các tính chất của một nguyên tố; nắm được các quy luật về bán kính, độ âm điện, tính khử, tính oxi hóa, ...
-
Bài tập 1 trang 35 SGK Hóa học 10
Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Chọn đáp số đúng.
-
Bài tập 2 trang 35 SGK Hóa học 10
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là:
A. 3 và 3.
B. 3 và 4
C. 4 và 4
D. 4 và 3
-
Bài tập 3 trang 35 SGK Hóa học 10
Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:
A. 8 và 18
B. 18 và 8
C. 8 và 8.
D. 18 và 18
Chọn đáp án đúng?
-
Bài tập 4 trang 35 SGK Hóa học 10
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B, C.
Chọn đáp án đúng nhất.
-
Bài tập 5 trang 35 SGK Hóa học 10
Tìm câu sai trong các câu sau đây:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhận tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
-
Bài tập 6 trang 35 SGK Hóa học 10
Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
-
Bài tập 7 trang 35 SGK Hóa học 10
a) Nhóm nguyên tố là gì?
b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?
c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?
d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?
e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?
-
Bài tập 8 trang 35 SGK Hóa học 10
Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm?
-
Bài tập 9 trang 35 SGK Hóa học 10
Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne?
-
Bài tập 7.1 trang 17 SBT Hóa học 10
Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3
Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là
A. 3.
B. 10
C. 8.
D. 20
-
Bài tập 7.2 trang 17 SBT Hóa học 10
Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) trong ion M+ là 57. Trong bảng tuần hoàn M nằm ở
A. chu kì 4, nhóm IA.
B. chu kì 3, nhóm IA.
C. chu kì 4, nhóm IIA.
D. chu kì 3, nhóm IIA
-
Bài tập 7.3 trang 17 SBT Hóa học 10
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc, trừ chu kì 1 các chu kì đều bắt đầu bằng
A. nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một kí hiếm
B. nguyên tố kim loại điển hình, cuối chu kì là một phi kim điển hình
C. nguyên tố phi kim, cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc là một khí hiếm
D. nguyên tố phi kim điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình
-
Bài tập 7.4 trang 17 SBT Hóa học 10
Nguyên tử của nguyên tố X cố tổng số các hạt (p, n, e) bằng 40. Biết số khối A < 28. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc
A. chu kì 3, nhóm IIIA
B. chu kì 2, nhóm IIIA
C. chu kì 4, nhóm IIIA
D. chu kì 3, nhóm IIA
-
Bài tập 7.5 trang 18 SBT Hóa học 10
a) Chu kì 1, chu kì 2, chu kì 3, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
b) Chu kì 4, chu kì 5, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
c) Chu kì 6 có bao nhiêu nguyên tố?
d) Các chu kì nào là các chu kì nhỏ (ngắn)? Các chu kì nào là các chu kì lớn (dài)?
-
Bài tập 7.6 trang 18 SBT Hóa học 10
Các nguyên tố hịđro (H) và heli (He) thuộc chu kì 1. Hỏi các nguyên tử H và He có mấy lớp electron và lớp electron ngoài cùng có tối đa bao nhiêu electron ?
-
Bài tập 7.7 trang 18 SBT Hóa học 10
Các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne thuộc chu kì 2. Hỏi lớp electron ngoài cùng là lớp nào, có tối đa bao nhiêu electron?
-
Bài tập 7.8 trang 18 SBT Hóa học 10
a) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu cột, có bao nhiêu nhóm và các nhóm đánh số như thế nào ?
b) Nguyên tử của các nguyên tố thuộc cùng một cột có đặc điểm gì ?
-
Bài tập 7.9 trang 18 SBT Hóa học 10
a) Khối các nguyên tố s gồm các nhóm nào, được gọi là các nhóm gì ?
b) Khối các nguyên tố p gồm các nhóm nào ?
c) Khối các nguyên tố d gồm các nhóm nào ?
d) Khối các nguyên tố f gồm các nguyên tố nào ?
-
Bài tập 7.10 trang 18 SBT Hóa học 10
Các nguyên tố hoá học có số điện tích hạt nhân Z > 82 đều không bền và có tính phóng xạ, hạt nhân nguyên tử không bền và tự phân hủy
a) Dựa vào bảng tuần hoàn, xét xem đối với các nguyên tử có Z ≤82 thì tỉ số nơtron/proton cao nhất là bao nhiêu ? Thấp nhất là bao nhiêu ? Rút ra điều số proton kiện bền của hạt nhân.
b) Trong 20 nguyên tố đầu, trừ hiđro ra thì tỉ số đó cao nhất là bao nhiêu, thấp nhất là bao nhiêu ?
-
Bài tập 7.11 trang 18 SBT Hóa học 10
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. Xác định tên nguyên tố và nguyên tử khối của nguyên tố đó. Viết cấu hình electron nguyên tử.
-
Bài tập 1 trang 39 SGK Hóa học 10 nâng cao
Nguyên tử các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 2 trang 39 SGK Hóa học 10 nâng cao
Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 là:
A. 8 và 18.
B. 18 và 8.
C. 8 và 8.
D. 18 và 18.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 3 trang 39 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:
A. 3 và 3.
B. 3 và 4.
C. 4 và 4.
D. 4 và 3.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 4 trang 39 SGK Hóa học 10 nâng cao
Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì?
-
Bài tập 5 trang 39 SGK Hóa học 10 nâng cao
Vì sao chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố?
-
Bài tập 6 trang 39 SGK Hóa học 10 nâng cao
a) Nhóm nguyên tố là gì?
b) Các nguyên tố s, p, d, f thuộc những nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
-
Bài tập 7 trang 39 SGK Hóa học 10 nâng cao
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.
-
Bài tập 8 trang 39 SGK Hóa học 10 nâng cao
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố selen (Z = 34), kripton (Z = 36) và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.