YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Ý nghĩa bước ngoặt cách mạng do Mác thực hiện trong triết học? 

    Lời giải tham khảo:

    Sự ra đời của triết học Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học được thể hiện những nội dung cơ bản sau đây: 

    Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm đến thực tiễn 

    • Đối với chủ nghĩa duy vật trước Mác về cơ bản có những quan điểm đúng về mặt tự nhiên nhưng lại duy tâm về mặt xã hội, nên nó rất hạn chế và không có ý nghĩa cách mạng triệt để đối với quá trình cải tạo hiện thực khách quan của con người. Mác khẳng định nhiệm vụ của triết học phải có ý nghĩa cải tạo thế giới. Tính chất siêu hình máy móc và trực quan của chủ nghĩa duy vật trước Mác không thấy được tính năng động và sáng tạo của ý thức. 
    • Trong triết học trước Mác về cơ bản đều không thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và đối với sự phát triển của xã hội. Cơ sở lý luận của các hệ thống triết học trước kia, nhất là triết học duy tâm không phải quan điểm từ vật chất, từ hoạt động thực tiễn, mà chủ yếu là sự nhấn mạnh đến vai trò quyết định của cái tinh thần, của lực lượng siêu nhiên, v.v..
    • Việc đưa quan điểm thực tiễn vào lý luận, triết học Mác không những thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học mà còn tạo cơ sở để khắc phục những hạn chế củ chủ nghĩa duy vật trước Mác, phê phán chững quan điểm sai lầm của triết học duy tâm và thuyết không thể biết. 
    • Giải quyết khoa học vấn đề cơ bản triết học, triết học Mác được coi là cơ sở lý luận về thế giới quan và lý luận để nghiên cứu những vấn đề chung của triết học và khoa học. Chống lại những quan điểm duy ý chí chủ quan, quan điểm duy vật tầm thường, v.v… 

    Thống nhất thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng 

    • Mác đã tạo ra hình thức cao của chủ nghĩa duy vật, của phép biện chứng, đó là thể hiện sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Theo Lê-nin thì Mác đã làm phong phú chủ nghĩa duy vật bằng phép biện chứng, còn phép biện chứng đặt trên cơ sở hiện thực trở thành khoa học. 
    • Phép biện chứng duy vật của triết học Mác do Mác và Ăngghen sáng lập và được Lênin phát triển được coi là hình thức cao nhất của lịch sử phát triển phép biện chứng. Phép biện chứng duy vật của triết học Mác đã kế thừa mang tính phê phán đối với lịch sử phát triển phép biện chứng, dựa trên thành quả phát triển của khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX cũng như lịch sử thực tiễn của nhân loại. Phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin đã khái quát một cách đúng đắn những qui luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới. Nhờ vậy, Phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin đã khắc phục những hạn chế của phép biện chứng duy vật tự phát cổ đại và phép biện chứng duy tâm của Hêghen. 

    Sự xuất hiện quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử của triết học Mác là cơ sở lý luận khoa học nghiên cứu về lịch sử 

    • Trong triết học trước Mác về cơ bản là những quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về lịch sử. Sự xuất hiện quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử của triết học Mác là cơ sở lý luận khoa học nghiên cứu về lịch sử. Đó là việc khẳng định: Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại vận động và phát triển của xã hội; lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của các phương thức sản xuất vật chất khác nhau; khẳng định quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử; vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội;  

    Thể hiện thế giới quan của giai cấp vô sản, tạo nên sự thống nhất giữa tính cách  mạng với tính khoa học, thống nhất hệ tư tưởng với lý luận khoa học 

    • Triết học Mác là thế giới quan của giai cấp vô sản với tính cách là hệ tư tưởng, cơ sở lý luận cho sư ïhoạt động của các chính đảng cộng sản – tổ chức chính trị của giai cấp vô sản, tổ chức lãnh cuộc đấu tranh chung của giai cấp vô sản trong việc thực hiện vai trò và sứ mệnh 
    • lịch sử của nó. 
    • Chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng thể hiện bản chất của sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa hocï; giữa lý luận và thực tiễn, nhờ đó mà triết học Mác được coi là triết học hành động có ý nghĩa cải tạo hiện thực khách quan. 

    Giải quyết khoa học mối quan hệ giữa triết học và khoa học 

    • Trong lịch sử phát triển của triết học thì đối tượng nghiên cúu của triết họ cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch sử. Triết học Mác đoạn tuyệt với quan niệm xem triết học là “khoa học của các khoa học” như tham vọng của các trường phái triết học tự nhiên trước kia, mà xem sự gắn bó với khoa học cụ thể là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học.
    • Triết học Mác với thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học của mình có ý nghĩa định hướng chung cho sự phát triển của khoa học và càng trở nên đặc biệt quan trọng trong thời đại khoa học – công nghệ hiện nay. 
    • Sự biến đổi về tính chất và đối tượng nghiên cứu của triết học gắn liền với sự phân ngành của khoa học cụ thể. Nhưng sự ra đời của triết học Mác đã giải quyết một cách khoa học về mối quan hệ giữa triết học và khoa học. 
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF