YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Phân tích nội dung và ý nghĩa cặp phạm trù bản chất và hiện tượng? 

    Lời giải tham khảo:

    Khái niệm bản chất và hiện tượng 

    •  Bản chất là sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, qui định sự vận động và phát triển của sự vật. Bản chất gắn liền với cái chung. Bởi vì cái tạo nên bản chất của một lớp các sự vật, thì đồng thời là cái chung của các sự vật đó. Bản chất cùng một loại với qui luật. Bởi vì, nói đến bản chất của sự vật là nói đến qui luật vận động phát triển của nó. Nhưng phạm trù bản chất rộng hơn, phong phú hơn phạm trù qui luật. Bởi mỗi một qui luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khiá cạnh của bản chất.
    • Hiện tượng là sự biểu hiện bên ngoài của bản chất. Ví dụ: Các hiện tượng xã hội, như hiện tượng kinh tế, chính trị, tư tưởng, hoặc quan hệ và hoạt động kinh tế của con người hay xã hội v.v... đều là sự thể hiện bên ngoài của bản chất con người hoặc bản chất của xã hội.

    Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng 

    • Triết học duy vật biện chứng khẳng định bản chất và hiện tượng thống nhất biện chứng với nhau ở trong sự vật. Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ thông qua hiện tượng, và hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất. Không có bản chất thuần túy ở bên ngoài hiện tượng. Cũng như không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
    • Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất và hiện tượng ở trong sự vật, là sự thống nhất của hai mặt đối lập, mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng. Sự đối lập giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Sự đối lập giữa cái ổn định với cái thường xuyên thay đổi. Hiện tượng phong phú hơn bản chất, vì tùy theo sự biến đổi của điều kiện và hoàn cảnh mà hiện tượng có những biểu hiện khác nhau. Còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, vì bản chất phản ánh cái bên trong, cái ổn định của sự vật. 

    Ý nghĩa phương pháp luận 

    • Muốn nhận thức được bản chất của sự vật, phải đi từ hiện tượng đến bản chất. Nhưng không dừng ở một vài hiện tượng, mà phải nghiêân cứu tất cả các hiện tượng vốn có của sự vật. Đồng thời phải phân biệt được khác nhau giữa các hiện tượng, vì có các hiện tượng thường “xuyên tạc” hoặc “che dấu” cái bản chất. Cho nên, trong nhận thức khoa học, cũng như trong hoạt động thực tiễn, chỉ có thể phát hiện cái bản chất, trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các hiện tượng của sự vật.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF