YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Định nghĩa phạm trù và phân biệt sự khác nhau giữa phạm trù triết học và phạm trù của khoa học cụ thể? 

    Lời giải tham khảo:

    • Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan. Mỗi một khoa học cụ thể đều có các phạm trù riêng của mình, nó phản ánh đối tượng nghiên cứu của các khoa học đó và cũng là kết quả chung của hoạt động thực tiễn xã hội. Ví dụ : phạm trù năng lượng, khối lượng của vật lý; phạm trù di truyền, biến dị của sinh học v.v... 
    • Khác với các phạm trù của khoa học cụ thể, phạm trù của triết học là những khái niệm chung phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của hiện thực. Ví dụ như: Phạm trù vật chất, ý thức, vận động, mâu thuẫn v.v... 
    • Nguồn gốc, tính chất và đặc điểm của phạm trù. Nguồn gốc của các phạm trù đều thông qua hoạt động thực tiễn xã hội. Nói một cách khác nội dung của các phạm trù là bản thân hiện thực khách quan đã được phản ánh trong hoạt động nhận thức của con người thông qua hoạt động thực tiễn xã hội.
    • Quá trình hình thành và hoàn thiện các phạm trù khoa học đều là sự khái quát trừu tượng hóa bản thân hiện thực. Đối với phạm trù triết học có tính chất khái quát, trừu tượng hóa mang tính chất cái chung và cái phổ biến nhất. Phạm trù trở thành công cụ cho hoạt động nhận thức của con người và cải tạo hiện thực khách quan. Mối quan hệ giữa các phạm trù của triết học và phạm trù của các ngành khoa học cụ thể là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. 
    • Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: (1). Cái chung và cái riêng; (2). Bản chất và hiện tượng; (3). Nguyên nhân và kết quả; (4). Tất nhiên và ngẫu nhiên; (5). Nội dung và hình thức; (6). Khả năng và hiện thực; 
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF