YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Đặc điểm kinh tế - xã hội và triết học của triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX? 

    Lời giải tham khảo:

    • Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là đỉnh cao của triết học cổ điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến triết học hiện đại và nhất là đối với triết học Mác. 
    • Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây - Âu như Italia, Anh, Pháp... nó tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với tất cả các chế độ xã hội trước đó, trong khi đó thì ở Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nước Đức đương thời lại đạt được sự phát triển cao về triết học văn hóa và nghệ thuật. 
    • Sự phát triển của khoa học tự nhiên ngày càng chứng tỏ sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình thống trị trong tư tưởng Tây Âu suốt thế kỷ XVI - XVII... với cách nhìn mới về các hiện tượng tự nhiên và tiến trình lịch sử của nhân loại, cần có những quan niệm mới về khả năng hoạt động của con người. Và triết học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng những nhiệm vụ lịch sử đó, và không chỉ riêng ở nước Đức, mà cả phương Tây nói chung có những đặc điểm chính sau: 
      • Thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức cuối thế kỷ XVIII, hầu hết các đại biểu của nó như: Cantơ, Hêghen, Phoiơbách, v.v... đều xuất thân từ tầng lớp thượng lưu của xã hội. Nhận thấy sự trì trệ của xã hội phong kiến Đức... Trong thế giới quan của các nhà triết học cổ điển Đức nói chung là thể hiện mâu thuẫn giữa tính cách mạng và khoa học về tư tưởng với sự bảo thủ, cải lương về lập trường chính trị, xã hội (sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản Đức với chế độ phong kiến lạc hậu bảo thủ).
      • Đặc biệt đề cao vai trò của con người, tính tích cực trong hoạt động của con người, thực hiện bước ngoặt lịch sử tư tưởng triết học phương Tây từ chỗ chủ yếu bàn về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận v.v... đến chỗ coi con người như một chủ thể hoạt động là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. 
      • Quan điểm biện chứng về thế giới, trước những bước phát triển mạnh mẽ của khoa học và thực tiễn xã hội ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX cho thấy sự hạn chế của tư duy siêu hình cơ giới về thế giới. Các nhà triết học cổ điển Đức tiếp thu những tư tưởng biện chứng trong các di sản triết học truyền thống từ thời cổ đại, xây dựng phép biện chứng trở thành một phương pháp luận triết học trong việc nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội. 
      • Triết học cổ điển Đức có ý đồ hệ thống hóa toàn bộ những tri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt được từ trước đến triết học cổ điển Đức, và muốn khôi phục lại quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học. Họ thể hiện sự uyên bác không chỉ về triết học mà còn về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, pháp quyền và lịch sử v.v... 
    • Trên đây là đặc điểm kinh tế-xã hội và triết học cổ điển Đức. Luận điểm của Mác coi những đặc điểm triết học cổ điển Đức là "lý luận của người Đức về cách mạng tư sản Pháp", một mặt, cho thấy đặc trưng riêng của triết học cổ điển Đức so với triết học Pháp thế kỷ XVIII, dù giữa chúng có sự kế thừa to lớn, mặt khác, khẳng định giá trị tư tưởng vĩ đại của triết học cổ điển Đức.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF