YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo? 

    Lời giải tham khảo:

    • Phật giáo là một trào lưu tư tưởng lớn ở Ấn Độ cổ đại. Xuất hiện vào thế kỷ VI trước công nguyên. Người sáng lập ra Phật giáo là Buddha (Phật) còn có nghĩa "giác ngộ". Ông sinh khoảng năm 623 trước công nguyên, sống gần 80 năm. Sau khi ông mất, các học trò của ông đã phát triển tư tưởng của ông thành hệ thống tôn giáo - triết học lớn ở Ấn Độ có ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc trong đời sống tinh thần và tâm linh của nhân loại.
    • Kinh điển Phật giáo hiện nay rất đồ sộ, gồm ba bộ phận gọi là Tripitaka (Tam Tạng) gồm kinh (Sùtra) - Tạng kinh, được coi là sự ghi lại lời của Buddha thuyết pháp; luật (Vinaya) - Tạng luật tức là những điều mà giáo đoàn Phật giáo phải tuân theo và luận (Sàstra) - Tạng luận, tức là sự luận giải các vấn đề Phật giáo của các học giả - cao tăng về sau. Nghiên cứu tư tưởng triết học Phật giáo trên hai phương diện:

    Bản thể luận 

    • Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng, cũng như con người là không có thực, là ảo giả do vô minh đem lại. Thế giới (nhất là thế giới hữu sinh - con người) được cấu tạo do sự tổng hợp của các yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Danh và sắc được chia làm 5 yếu tố (gọi là ngũ uẩn)
    • Danh và sắc chỉ tụ hội với nhau trong một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Cho nên, không có cái tôi (vô ngã). Bản chất tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục (vô thường), không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên và không thể có cái vĩnh hằng. 
    • Thế giới (sự vật và hiện tượng) luôn biến đổi theo chu trình: Sinh - Trụ - Di - Diệt (hoặc: Thành - Trụ - Hoại - Không) theo luật nhân quả. Khái niệm “Duyên” của Phật giáo được coi vừa là kết quả (quá trình cũ) và là nguyên nhân (quá trình mới). 

    Nhân sinh quan 

    • Phật giáo bác bỏ Brahman(Thần sáng tạo) và Atman(cái tôi) nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân hồi và nghiệp của Upanisad. Mục đích cuối cùng của Phật giáo là tìm ra con đường giải thoát đưa chúng sinh ra khỏi vòng luân hồi bất tận. Để đi tới giải thoát, Phật nêu lên "Tứ Diệu đế" tức là bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người phải nhận thức được. 

    Phật giáo Việt Nam 

    • Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ đầu công nguyên đến nay đã hơn 2000 năm. Phật giáo đã tạo ra tín ngưỡng, văn hoá, phong tục tập quán cho đến nhân sinh quan từ tư tưởng đến tình cảm của con người Việt Nam. Đã có thời kỳ Phật giáo tồn tại song song với Khổng giáo, Lão giáo tạo thành thế giới quan của người Việt. Ngày nay đã khác Nho giáo và Lão giáo còn chăng chỉ tồn tại như một tàn dư. Nhưng Phật giáo với tính cách là một tín ngưỡng, một tôn giáo dân tộc vẫn còn tồn tại, nó có nguyên nhân về mặt lịch sử và những điều kiện xã hội, nhận thức về Phật giáo. 
    • Ngày nay khi nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam và đánh giá về vai trò của Phật giáo Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng sự hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam không thể tách rời một quá trình từ một tôn giáo ngoại lai đến bản địa, từ một vùng đến nhiều vùng, từ một số ít người tin theo đến đại đa số mọi người trong nước ngưỡng mộ, từ thô sơ, đơn giản đến sâu sắc và bề thế. Nó cũng trải qua nhiều thăng trầm của những biến cố lịch sử, nhưng Phật giáo đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn hoá truyền thốngcủa người Việt trong quan niệm về cái vô thường, vô ngã, thuyết nhân quả, tư tưởng từ bi bác ái, v.v... 
    • Sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam là cả một quá trình lâu dài về mặt lịch sử, nhưng lúc đầu trực tiếp từ Ấn Độ sang từ hướng Tây nam sau đó thay thế từ hướng Bắc xuống. Do đó, các Tông phái Thiền tông ở Trung Quốc lần lượt được đưa vào Việt Nam. Việc du nhập diễn ra với nhiều hướng khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau, nhiều tông phái khác nhau, tình hình đó đã để lại dấu ấn trong các giai đoạn phát triển của phật giáo Việt Nam. Rõ ràng, đó là một trong những cơ sở tạo nên nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam. 

    Vị trí của phật giáo trong văn hoá tinh thần truyền thống Việt Nam 

    • Văn hoá tinh thần truyền thống bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng ngước và giữ nước, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, tính lạc quan yêu đờ, tính cần cù dũng cảm, v.v… 
    • Phật giáo: Tư tưởng vị tha(tự tha), từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, tương thân, tương ái. Nếp sống trong sạch, giản dị chăm lo làm điều thiện, v.v…Về tinh thần nhân đạo trong mọi quan hệ người với người, đậm nét nhất là sắc thái tình nghĩa. Tình, ở đây là tình thương, lòng yêu thương nhau trong khổ đau, hoạn nạn theo triết lý nhân sinh phật giáo. 
    • Nhân bản luận phật giáo có một vị trí đặc biệt trong văn hoá tinh thần truyền thống Việt Nam với các giá trị tư tưởng tôn giáo – triết học – đạo đức dân tộc. Các giá trị tư tưởng này đươc thể hiện rất đa dạng thành các giá trị văn học, nghệ thuật, quan niệm sống, lối sống, đạo lý làm phong phú thêm văn hoá truyền thống của người Việt. Đó là các giá trị đề cao tính nội tâm, hướng nội của con người… chẳng hạn, lối sống nội tâm như tư tượng tự tha (chấp ngã – vô ngã) đến vị tha bởi sự hướng thiện qua dưỡng sinh, thơ thiền, tranh thiền, thư pháp, trà đạo, hoa đạo, vô đạo… được đánh giá như những đóng góp độc đáo của phật giáo vào văn hoá tinh thần tuyền thống Việt nam. 
    • Tư tưởng ở “hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, “không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”, v.v… cho đến việc hình thành những phong tục tập quán về việc thờ cúng tổ tiên kết hợp với tín ngưỡng phật giáo trong tín ngưỡng dân gian người Việt cũng là một nét đẹp của văn hoá cổ truyền… 
    • Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và làm cho hệ tư tưởng - văn hoá có thể bảo tồn, phát huy và hoàn thiện các giá trị tuyền thống, không thể không tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại và góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá của nhân loại. Đồng thời phải kiên quyết đấu tranh sự xâm nhập của văn hoá độc hại, của các giá trị ngoại lai phản tiến bộ. Và chỉ trên cơ sở đó, các giá trị nhân bản tiến bộ của phật giáo mới có thể giữ gìn và phát huy với tư cách những nét độc đáo so với các giá trị văn hoá khác trong tuyền thống văn hoá tinh thần Việt nam.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF