YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Vấn đề cơ bản của triết học. Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm? 

    Lời giải tham khảo:

    Vấn đề cơ bản của triết học

    • Trong tác phẩm “Lút vích Phoiơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, Ăngghen đã viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, nhất là triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
      • Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi, giữa ý thức hay vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào?
      • Mặt thứ hai trả lời câu hỏi, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
    • Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học: Bởi vì, vật chất và ý thức là hai phạm trù rộng lớn nhất của triết học và đồng thời nó cũng là nội dung cơ bản nhất được xác định trong đối tượng nghiên cứu của triết học. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là một tiêu chuẩn để phân biệt sự giống nhau, khác nhau giữa các trường phái triết học, giữa triết học và khoa học. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở lý luận chung về thế giới quan và phương pháp luận của triết học. 

    Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm 

    • Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở phân định các trường phái triết học. Có ba cách giải quyết: 
      • Một là, vật chất có trước quyết định ý thức, vật chất quyết định ý thức. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. 
      • Hai là, ý thức có trước, vật có sau, ý thức quyết định vật chất. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất. 
      • Ba là, vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sản sinh, cũng không nằm trong quan hệ quyết định nhau. 
      • Cách giải quyết thứ nhất và thứ hai tuy đối lập nhau về nội dung nhưng giống nhau ở chỗ, chúng đều thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể(hoặc vật chất, hoặc ý thức) Hai cách giải quyết này thuộc về triết học nhất nguyên. 

    Chủ nghĩa duy vật có ba hình thức cơ bản: 

    • Triết học duy vật cổ đại(duy vật chất phác – ngây thơ) 
      • Chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ, xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ, Trung Hoa, Hylạp. Bởi vì, xét về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm của triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng xét về mặt phương pháp luận thì chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học. Quan niệm về thế giới là vũ trụ, là vạn vật… vật chất là vật thể cụ thể hoặc thuộc tính của vật thể cụ thể, v.v… còn ý thức là linh hồn, là cảm giác, v.v… 
      • Aênghen viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy lạp thời cổ, và nguời đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Héraclite: mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thhời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”, hoặc là quan điểm về nguyên tử của Démocrite, v.v… 
      • Tóm lại, Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất và đã đồng nhất vật chất với một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên, không viện đến thần linh hay Thượng đế. 
    • Chủ nghĩa duy vật siêu hình 
      • Siêu hình là thuật ngữ triết học phản ánh khuynh hướng phát triển của triết học duy vật từ thời kỳ phục hưng đến thời cận đại, còn được gọi là triết học tự nhiên. Xét về mặt thế giới quan là duy vật, nhưng xét về mặt phương pháp luận lại ảnh hưởng bởi phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên (phương pháp thực nghiệm)của thời kỳ này, nhất là khoa học vật lý. Cho nên, nó còn được gọi là phép siêu hình “Méthaphisiqie” – “Méthode Dialectique” Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao ở thế kỷ XVII – XVIII. Đây là thời kỳ cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục 
      • phát triển quan điểm duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sực tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc – phương pháp nhìn nhận thế giới như một tổng thể các sự vật, hiện tượng tạo nên trong trạng thái biệt lâp, tĩnh tại. 
      • Trước đây, tri thức của các lĩnh vực khoa học còn là một bộ phận trực tiếp của triết học. Đến thời kì này nảy sinh nhu cầu các ngành hoa học cụ thể tách ra khỏi triết học trở thành các ngành khoa học cụ thể, độc lập; dùng phương pháp nghiên cứu thật chi tiết nhằm phát hiện các thuộc tính, những qui luật của vật chất như tính năng, tác dụng, độ bền vật liệu, v.v… Từ đó làm xuất hiện phương pháp mới trong khoa học tự nhiên – phương pháp thực nghiệm và cũng trên cở đó xuất hiện sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình. Phương pháp này xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tĩnh tại, không vận động, không biến đổi, không phát triển, v.v… đó là hệ quả của điều kiện lịch sử phát triển của khoa học ở thế kỷ XVII – XVIII. 
      • Triết học duy vật thời kỳ này đại diện cho những tư tưởng của giai cấp tư sản tiến bộ, họ đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, nhà thờ trung cổ. Trong số các đại biểu cơ bản của triết học duy vật thời kỳ này là triết học duy vật Pháp với những quan điểm của La Mettrie, Diderot Denis, Holbach Paul Henri, Helvétus Claude Adrie - chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII,v.v… chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. 
    • Chủ nghĩa duy vật Biện chứng 
      • Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác – Aênghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin phát triển. 
      • Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và vận dụng triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII và nó đã thể hiện được sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp nhận thức khoa học. 
      • Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học thì chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận vật chất là tính thứ nhất, là cái có trước, cái quyết định đối với ý thức còn ý thức là tính thứ hai, cái có sau, cái phụ thuộc vào vật chất. Và giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học thì chủ nghĩa duy vật khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới. 

    Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức:

    • Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng cơ sở hết thảy mọi sự vật tồn tại là cảm giác, biểu tượng và ý thức của cá nhân, của chủ thể. Tư tưởng tiêu biểu của trường phái này là Berkeley (Thời cận đại) với quan điểm không thừa nhận ở bên ngoài cảm giác vẫn tồn tại những sự vật, hiện tượng thực tại, độc lập với con người, tác động vào giác quan của con người hình thành cảm giác, nhận thức, v.v… 
    • Chủ nghĩa duy tâm khách quan thì cơ sở của hết thảy mọi sự vật tồn tại không phải là ý thức cá nhân, chủ quan là một thứ ý thức “khách quan” và thần bí nào đó tồn tại thuần túy trừu tượng có trước và quyết định tất cả, kể cả con người và ý thức của con người. 
    • Tiêu biểu cho những quan điểm này phải kể đến Platon (Hy lạp cổ đại) và Héghel (Triết học Cổ điển Đức). 
    • Như vậy, sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan chủ yếu thể hiện trong quan niệm về ý thức, nhưng họ lại giống nhau về mặt nguyên tắc khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. 
    • Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học thì họ đều thừa nhận ý thức là tính thứ nhất, là cái có trước, cái quyết định vật chất còn vật chất là tính thứ hai, cái có sau, cái phụ thuộc vào ý thức.
    • Giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, chủ nghĩa duy tâm không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng họ coi khả năng đó phụ thuộc vào chính bản thân ý thức (cảm giác chủ quan thuần túy) hoặc lực lượng siêu nhiên (ý niệm - ý niệm tuyệt đối).
    • Như vậy, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là quan điểm nhất nguyên luận. Bởi vì, mỗi một trường phái đều xuất phát từ quan điểm duy nhất là thừa nhận vật chất, hoặc ý thức là cái có trước cái quyết định, làm nguyên lý xuất phát với tính cách là cơ sở lý luận chung cho hệ thống lý luận triết học của mình. Trong lịch sử triết học còn có trường phái Nhị nguyên luận, Thuyết không thể biết và triết học Tôn giáo; nhưng chủ yếu vẫn là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF