YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Tại sao nói xã hội là một bộ phận đặc thù và là sản phẩm cao nhất cùa tự nhiên? 

    Lời giải tham khảo:

    • Tự nhiên theo nghĩa rộng, là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Xã hội chỉ là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Sự xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển của xã hội một mặt, phụ thuộc vào các qui luật tự nhiên, nhưng mặt khác còn phụ thuộc vào những qui luật xã hội, trong đó con người là chủ thể của lịch sử xã hội. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc thù, được tách ra hợp qui luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài của tự nhiên. 
    • Xã hội là một bộ phận đặc thù và là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên. Bởi vì, đồng thời với quá trình tiến hoá tiếp tục của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện bằng sự vận động, biến đổi và phát tirển không ngừng trong cơ cấu của xã hội. Đó là lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội như là một quá trình lịch sử tự nhiên. Cho nên, cơ sở cho sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội trong các giai đoạn cụ thể của lịch sử chính là những mối quan hệ sản xuất vật chất, những mối quan hệ kinh tế giữa người và người, trên đó hình thành nên một kiến trúc thượng tầng của xã hội tương ứng.
    • C. Mác viết: “Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển của lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại là đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”
    • Như vậy, xã hội là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người và người cũng được hình thành một cách khách quan và tất yếu. Sự vận động và phát triển của xã hội phải phụ thuộc vào những qui luật nội tại vốn có của nó, trước hết là những qui luật chung, phổ biến của xã hội. Chính vì vậy, con người không thể tùy tiện lựa chọn chủ quan một hình thức xã hội này hay một hình thức xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử thông qua hoạt động thực tiễn của mình thì con người có thể nhận thức, vận dụng thành công các qui luật khách quan để khẳng định vai trò của con người trong quá trình biến đổi hiện thực khách quan.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF