YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Một số triết gia tiêu biểu triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII?

    Lời giải tham khảo:

    Sáclơđờ Môngtexkiơ (Montesquieu S.D 1689-1775) 

    • Là một trong những người sáng lập ra triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và cùng với các nhà triết học duy vật, các nhà bách khoa toàn thư khác của Pháp, ông là người chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp. 
    • Thế giới quan của ông chủ yếu thể hiện trong các vấn đề xã hội. Khẳng định các quan niệm thần học về lịch sử chỉ làm tầm thường hóa xã hội và con người. Ông cho rằng các hiện tượng xã hội và tự nhiên có sự thống nhất với nhau và đều tuân theo các qui luật nhất định. 
    • Ông cũng đã nhận định rằng tính qui luật của xã hội nằm ngay trong chính bản chất bên trong của xã hội, chứ không phải được áp đặt từ bên ngoài, ông cũng là những người đầu tiên nhận thấy được vai trò của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội. 
    • Tuy nhiên, quá nhấn mạnh sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, ông chưa đánh giá đúng mức đặc thù riêng của các qui luật xã hội, cũng như xét đến các nhân tố của sản xuất vật chất và đời sống xã hội vì ông quá nhấn mạnh vai trò của điều kiện tự nhiên. Đề cao vai trò của các phương pháp duy cảm trong việc phân tích các hiện tượng xã hội, Môngtexkiơ phê phán các quan niệm duy lý kinh viện chỉ bàn đến xã hội một cách chung chung thiếu sự phân tích cụ thể.
    • Thế giới quan của Môngtexkiơ chứa đựng những tư tưởng nhân đạo sâu sắc, một mặt, ông phủ nhận sự hoàn toàn bình đẳng trong xã hội; mặt khác ông cũng phê phán sự bất công trong quan hệ giữa con người. Những quan điểm trên đây của Môngtexkiơ thể hiện ý chí và khát vọng của tầng lớp tư sản tiến bộ muốn xây dựng một xã hội mới, đem lại tự do cho mọi người. 

    Đêni Điđrô (Diderot Denis 1713-1784) 

    • Là nhà duy vật điển hình của triết học khai sáng Pháp, người chủ biên bộ Bách khoa toàn thư, một trong những di sản văn hóa vĩ đại không chỉ của nước Pháp, mà cả Tây-Âu thế kỷ thứ XVIII nói chung.
    • Đidrô bảo vệ quan điểm về tính vật chất của thế giới, thừa nhận vật chất tồn tại vĩnh viễn, khách quan độc lập với ý thức của con người. Sự đa dạng và phong phú của sự vật và hiện tượng chỉ là hình thức khác nhau của tồn tại vật chất do các phân tử cấu thành. Vật chất vận động, đứng im là tương đối... thừa nhận tính vận động vĩnh viễn và bất diệt của giới tự nhiên và giữa các hình thức vận động có khả năng chuyển hóa cho nhau. Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người. Vật chất vận động, nguồn gốc của vận động là mâu thuẫn (tự thân) nội tại vốn có của các sự vật và hiện tượng. 
    • Trong nhận thức luận Điđrô đi theo con đường của Lốccơ xuất phát từ cảm giác luận, phê phán mạnh mẽ thuyết bất khả tri, khẳng định tính có thể nhận thức được của thế giới. Ông cho rằng vật chất là nguyên nhân của cảm giác. Ông bác bỏ triết học của Béccơly, và chủ nghĩa duy tâm của Platôn. 
    • Trong lĩnh vực xã hội, Điđrô cũng như các nhà duy vật trước Mác đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm (mặc dù giải quyết những vấn đề tự nhiên là duy vật). Về đạo đức Điđrô lấy đạo đức duy lợi để đối lập với đạo đức tôn giáo phong kiến. Ông cho rằng tính ích kỷ là môtíp quan trọng nhất của hành vi con người, nhưng ông không tán thành quan điểm cho rằng con người cố gắng dồn mọi tình cảm để vươn tới chủ nghĩa ích kỷ. 

    Gian Giắc Rútxô (Jean Jacques Rousseau 1712-1778) 

    • Rútxô là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học khai sáng Pháp. Các tư tưởng của ông đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hoạt động của giai cấp tư sản Pháp trong cách mạng (1789-1794). Rútxô đặc biệt quan tâm nghiên cứu những vấn đề triết học và nghệ thuật. Ông cũng tham gia biên soạn "Bách khoa toàn thư..." do Đidrô chủ biên.
    • Thế giới quan của Rútxô chủ yếu là vấn đề xã hội. Mặc dù đứng trên quan điểm tự nhiên thần luận như các nhà khai sáng khác, nhưng Rútxô coi lịch sử nhân loại là kết quả của hoạt động của con người, chứ không phải do sự xếp đặt của Thượng đế. Ông khẳng định bản chất của con người là tự do, nhưng khát vọng tự do của con người luôn bị kìm hãm, nguyên nhân sự kìm hãm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà có nguyên nhân khách quan trong sự phát triển của xã hội, đó là do những mâu thuẫn của xã hội, quá trình chuyển hóa của các chế độ xã hội. 
    • Cũng như các nhà khai sáng khác Rútxô đặc biệt nhấn mạnh vai trò của sự phát triển khoa học và nghệ thuật đối với tiến trình lịch sử. Việc xác định những nguồn gốc bất bình đẳng của xã hội, sự khát vọng tự do chân chính của con người là vấn đề trung tâm trong sự chú ý của ông, vấn đề này theo ông là vấn đề chung của mọi chế độ xã hội diễn ra không chỉ do thể chế chính trị xã hội, do pháp luật, chính trị và còn cả về sự phát triển thể lực và trí lực giữa mọi người nữa. 
    • Rútxô chia tiến trình phát triển của xã hội thành các giai đoạn như: Ở giai đoạn đầu: "trạng thái tự nhiên" kế tiếp là: "trạng thái công dân"... Rútxô mong muốn xây dựng một xã hội mới được tổ chức một cách hợp lý và công bằng. Ông cho rằng nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội, sinh ra đối kháng và làm xuất hiện nhà nước là sở hữu tư nhân, ông cũng nêu ra những tư tưởng biện chứng về sự phát triển của xã hội (các trạng thái biểu hiện và sự chuyển hóa giữa chúng). Sự phát sinh ra bất bình đẳng vừa là biểu hiện của tiến bộ xã hội và thoái bộ trong sự phát triển của xã hội; trạng thái bất bình đẳng tất yếu phải được thay thế trạng thái bất bình đẳng mới; một xã hội dựa trên nền tảng bạo lực và bất bình đẳng thì sẽ bị tiêu diệt bằng bạo lực... Tuy nhiên, Rútxô vẫn không thấy được mâu thuẫn cơ bản của các nguyên nhân như ông đã nêu cũng như không thấy được mối quan hệ giữa các hiện tượng cụ thể của xã hội với tính tất yếu qui luật của nó.

    Hônbách (Holbach Paul Henri 1723-1789) 

    • Nhà triết học duy vật, một trong những người sáng lập ra triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Nhà tư tưởng của giai cấp tư sản cách mạng Pháp. 
    • Hônbách xây dựng triết học duy vật và chủ nghĩa vô thần của mình dựa trên những tri thức khoa học tự nhiên phong phú. Vấn đề cơ bản của triết học theo. Hônbách coi tự nhiên là nguyên nhân đầu tiên của vạn vật. Vật chất thực tại khách quan tác động đến giác quan của con người. Vật chất có thuộc tính vận động, nhưng vốn là nhà siêu hình máy móc, nên Hônbách quan niệm vận động như là sự đổi chỗ đơn giản của vật thể trong không gian. Tự nhiên tồn tại vĩnh viễn không do ai sáng tạo ra và mất đi. Ông coi ý thức là thuộc tính của vật chất có tổ chức. 
    • Lý luận nhận thức của Hônbách dựa trên cảm giác luận duy vật, theo ông vật chất là tính thứ nhất, tinh thần là tính thứ hai, trí tuệ con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Tuy nhiên, lý luận của Hônbách mang tính trực quan vẫn không thấy được vai trò của thực tiễn xã hội trong nhận thức. 
    • Quan điểm xã hội của. Hônbách mang tính duy tâm. Ông tuyệt đối hóa vai trò của ý thức và bản thân các cá nhân kiệt xuất quyết định sự phát triển của xã hội. Ông phê phán tôn giáo. Nhưng đứng trên quan điểm duy tâm về lịch sử. Hônbách không tìm ra được nguồn gốc xã hội và con đường khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo hoặc xóa bỏ sự tồn tại của tôn giáo.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF