Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 40 SGK Vật lý 12
Sóng cơ là gì?
-
Bài tập 2 trang 40 SGK Vật lý 12
Thế nào là sóng ngang? Thế nào là sóng dọc?
-
Bài tập 3 trang 40 SGK Vật lý 12
Bước sóng là gì?
-
Bài tập 4 trang 40 SGK Vật lý 12
Viết phương trình sóng.
-
Bài tập 5 trang 40 SGK Vật lý 12
Tại sao có thể nói sóng vừa có tính tuần hoàn theo thời gian, vừa có tính tuần hoàn theo không gian?
-
Bài tập 6 trang 40 SGK Vật lý 12
Sóng cơ là gì ?
A. Là dao động lan truyền trong một môi trường.
B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường.
C. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
D. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.
-
Bài tập 7 trang 40 SGK Vật lý 12
Chọn câu đúng.
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử môi trường) trùng với phương truyền.
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang truyền theo trục hoành.
-
Bài tập 8 trang 40 SGK Vật lý 12
Trong thí nghiệm ở hình 7.1, cần rung dao động với tần số 50Hz. Ở một thời điểm t, người ta đo được đường kính 5 gợn sóng hình tròn liên tiếp lần lượt bằng 12,4; 14,3; 16,35; 18,3 và 20,45cm. Tính tốc độ truyền sóng.
-
Bài tập 7.1 trang 17 SBT Vật lý 12
Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Sóng là dao động và phương trình sóng là phương trình dao động.
B. Sóng là dao động và phương trình sóng khác phương trình dao động.
C. Sóng là sự lan truyền của dao động, nên phương trình sóng cũng là phương trình dao động.
D. Sóng là sự lan truyền của dao động và phương trình sóng khác phương trình dao động.
-
Bài tập 7.2 trang 18 SBT Vật lý 12
Hãy chọn phát biểu đúng.
Sóng cơ ngang không truyền được trong các chất
A. rắn, lỏng và khí. B. rắn và lỏng,
C. rắn và khí. D. lỏng và khí.
-
Bài tập 7.3 trang 18 SBT Vật lý 12
Hãy chọn phát biểu đúng.
Sóng dọc không truyền được trong
A. kim loại. B. nước. C. không khí. D. chân không.
-
Bài tập 7.4 trang 18 SBT Vật lý 12
Công thức liên hệ giữa tốc độ sóng u, bước sóng λ, chu kì T và tần số f của sóng :
A. \(\lambda = \frac{v}{T} = vf\)
B. \(\lambda .T = vf\)
C. \(\,\lambda = vT = \frac{v}{f}\;.\)
D. \(v = \lambda T = \frac{\lambda }{f}\)
-
Bài tập 7.5 trang 18 SBT Vật lý 12
Một sóng có tần số 120 Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60 m/s, thì bước sóng của nó là bao nhiêu ?
A. 1,0 m. B.2,0m.
C. 0,5 m. D. 0,25 m.
-
Bài tập 7.6 trang 19 SBT Vật lý 12
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
C. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử của môi trường.
D. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang
-
Bài tập 7.7 trang 19 SBT Vật lý 12
Một sóng hình sin lan truyền trên trục Ox. Trên phương truyền sóng, khoảng cách ngắn nhất giữa hại điểm mà các,phần tử của môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là 0,4 m. Bước sóng của sóng này là
A. 0,4 m. B. 0,8 m. C. 0,4 cm. D. 0,8 cm.
-
Bài tập 7.8 trang 19 SBT Vật lý 12
Khi nói về sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây là chắc chắn đúng ?
A. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.
B. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
C. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
D. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 90o.
-
Bài tập 7.9 trang 19 SBT Vật lý 12
Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20 Hz, có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1 m/s .Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía với O và cách nhau 10 cm. Hai phần tử của môi trường tại A và B luôn dao động ngược pha nhau. Tốc độ truyền sóng là
A. 90 cm/s. B. 80 cm/s.
C. 85 cm/s. D. 100 cm/s.
-
Bài tập 7.10 trang 20 SBT Vật lý 12
Phương trình sóng là u = 0,25cos(20t - 5x) (m ; s). Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Biên độ của sóng là 25 cm.
B. Tốc độ truyền sóng là 0,2 m/s.
C. Chu kì của sóng là \(\frac{\pi }{{10}}\) (s)
D. Tần số của sóng là \(\frac{\pi }{{10}}\) (Hz)
-
Bài tập 7.11 trang 20 SBT Vật lý 12
Một nguồn sóng o dao động theo phương trình u0(t) = Acos100πt. Sóng truyền từ o đến M cách nó 30 cm với tốc độ 10 m/s. Phương trình dao động của M là
A. uM(t) = Acos\(\pi t + \frac{{3\pi }}{2})\)
B. uM(t) = Acos100πt.
C. uM(t) = Acos(100πt - 3π)
D. uM(t) = Acos(100πt + π)
-
Bài tập 7.12 trang 20 SBT Vật lý 12
Chỉ ra phát biểu không chính xác.
A. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai mặt đồng pha cạnh nhau.
B. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động đồng pha trên cùng một phương truyền sóng.
C. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
D. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên cùng một mặt đồng pha.
-
Bài tập 7.13 trang 20 SBT Vật lý 12
Với máy dò dùng siêu âm, chỉ có thể phát hiện được các vật có kích thước cỡ bước sóng của siêu âm. Siêu âm trong một máy dò có tần số 5 MHz.Với máy dò này, có thể phát hiện được những vật có kích thước cỡ bao nhiêu milimét, trong hai trường hợp .
a) Vật ở trong không khí.
b) Vật ở trong nước.
Cho biết tốc độ âm thanh trong khồng khí và trong nước lần lượt là 340 m/s và 1500 m/s.
-
Bài tập 7.14 trang 20 SBT Vật lý 12
Một âm thoa, ở đầu có gắn một mũi nhọn, mũi nhọn này tiếp xúc nhẹ với mặt một chất lỏng. Gõ nhẹ cho âm thoa rung động, thì thấy khoảng cách ngắn nhất từ một gợn sóng mà ta xét (coi như gợn sóng thứ nhất) đến gợn thứ 11 là 2 cm. Tần số của âm thoa là 100 Hz. Tính tốc độ truyền sóng.
-
Bài tập 7.15 trang 21 SBT Vật lý 12
Một sóng hình sin, tần số 110 Hz truyền trong không khí theo một phương với tốc độ 340 m/s. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm có dao động cùng pha; có dao động ngược pha.
-
Bài tập 7.16 trang 21 SBT Vật lý 12
Một sóng hình sin truyền dọc theo một dây dài khoảng thời gian ngắn nhất để cho một phần tử của dây chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng là 0,17 s.
a) Tính chu kì của sóng.
b) Tính tần số của sóng.
c) Nếu bước sóng bằng 1,4 m thì tốc độ của sóng là bao nhiêu ?
-
Bài tập 7.17 trang 21 SBT Vật lý 12
Một sóng ngang hình sin truyền trên một dây dài và mềm. Sóng có bước sóng 10 cm, tần số 400 Hz và biên độ 2,0 cm.
a) Tốc độ của sóng là bao nhiêu ?
b) Viết phương trình của sóng này. Lấy gốc toạ độ tại một trong các điểm có pha ban đầu bằng không.
-
Bài tập 1 trang 78 SGK Vật lý 12 nâng cao
Sóng cơ là
A. Sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
B. Những dao động cơ lan truyền trong môi trường.
C. Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
D. Sự co giãn tuần hoàn giữa các phần tử trong môi trường.
-
Bài tập 2 trang 78 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bước sóng là
A. Quãng đường mà mỗi phân tử của môi trường đi được trong 1 giây.
B. Khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
C. Khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất dao động cùng pha.
D. Khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.
-
Bài tập 3 trang 78 SGK Vật lý 12 nâng cao
Một sóng có tần số 1000 Hz truyền đi với tốc độ 330 m/s thì bước sóng của nó có giá trị nào sau đây?
A. 330000m B. 3m
C. 0,33m/s D. 0,33m
-
Bài tập 4 trang 78 SGK Vật lý 12 nâng cao
Một sóng ngang truyền trên một dây dài có phương trình: \(u = 6\cos (4\pi t + 0,02\pi x)\) , trong đó x và u được tính bằng xentimet (cm) và t được tính bằng giây (s). Hãy xác định:
a) Biên độ
b) Bước sóng
c) Tần số
d) Tốc độ
e) Độ dời u tại \(x = 16,6\) cm, tại \(t = 4s\).