Giải bài 7.16 tr 21 sách BT Lý lớp 12
Một sóng hình sin truyền dọc theo một dây dài khoảng thời gian ngắn nhất để cho một phần tử của dây chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng là 0,17 s.
a) Tính chu kì của sóng.
b) Tính tần số của sóng.
c) Nếu bước sóng bằng 1,4 m thì tốc độ của sóng là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Chu kì của sóng là chu kì dao động của một phần tử của dây và bằng :
\(T{\rm{ }} = {\rm{ }}4.0,17{\rm{ }} = {\rm{ }}0,68s\)
b) Tần số của sóng:
\(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{0,68}} = 1,5Hz\)
c) Với bước sóng bằng 1,4 m thì tốc độ của sóng là :
\(v = \frac{\lambda }{T} = \frac{{1,4}}{{0,68}} = 2,1m/s\)
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
-
Tính biên độ của sóng tại điểm M trên dây, cách nguồn 7/6 bước sóng, ở thời điểm t = 1,5T có li độ u = - 3cm
bởi Thùy Trang 14/09/2018
Phương trình dao động tại nguồn sóng O . Sóng truyền trên dây có biên độ không đổi. Tại điểm M trên dây, cách nguồn 7/6 bước sóng, ở thời điểm t = 1,5T có li độ u = - 3cm. Biên độ của sóng bằng
A. 3cm B. 4cm C. 6cm D. 5cm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính tần số của sóng khi quan sát được khoảng cách giữa 16 đỉnh sóng liên tiếp là 4,8m và thời gian sóng truyền được khoảng cách đó là 10s
bởi Bảo Lộc 14/09/2018
Trên mặt một chất lỏng có một sóng cơ , người ta quan sát được khoảng cách giữa 16 đỉnh sóng liên tiếp là 4,8m và thời gian sóng truyền được khoảng cách đó là 10s . Tần số của sóng là ??
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính biên độ dao động của vật DĐĐH với chu kỳ 0,2s đối xứng nhau qua đoạn 6cm
bởi Huong Duong 18/09/2018
vật dao động điều hòa trên trục xOx' với chu kỳ 0,2s gọi điểm M và N đối xứng nhau qua O MN=6cm.Thời gian vật đi từ điểm M đến N theo 1 chiều là 1/30s biên độ dao động của vật bằng
A.3căn3cm
B.6cm
C.3cm
D6căn 3cm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính số điểm dao động với biên độ A=1,2cm trên đoạn O1O2 cách nhau 12.8cm
bởi Phạm Khánh Ngọc 18/09/2018
Cho hai nguồn sóng kết hợp\(O_1O_2\), đồng pha trên bề mặt chất lỏng đặt cách nhau 12.8cm. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng \(\lambda=4cm\), biên độ tại điểm có cực đại giao thoa là \(A_0=2cm\). Hỏi trên đoạn thẳng \(O_1O_2\)có bao nhiêu điểm dao động với biên độ \(A=1.2cm\)?
A.2.
B.4.
C.1.
D.3.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính bước sóng và trạng thái dao động của hai điểm M và N cách 2 nguồn những đoạn lần lượt 3cm, 10cm, 18cm
bởi Ngoc Nga 18/09/2018
Hai điểm M và N trên mặt chất lỏng cách 2 nguồn \(O_1O_2\) những đoạn lần lượt là \(O_1M=3cm\), \(O_1N=10cm\),\(O_2M=18cm\),\(O_2N=45cm\), hai nguồn dao động cùng pha, cùng tần số dao động là 10Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50cm/s. Bước sóng và trạng thái dao động của hai điểm này dao động là
A.\(\lambda=50cm\), M đứng yên, N dao động mạnh nhất.
B.\(\lambda=15cm\), M dao động mạnh nhất, N đứng yên.
C.\(\lambda=5cm\), M, N dao động mạnh nhất.
D.\(\lambda=5cm\), M, N đứng yên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính số gợn lồi quan sát được trên mặt nước với vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 22.5 cm/s
bởi minh dương 14/09/2018
Hai điểm A, B trên mặt nước dao động cùng tần số 15 Hz, cùng biên độ và cùng pha, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 22.5 cm/s, AB = 9 cm. Trên mặt nước quan sát được bao nhiêu gợn lồi ?
A.có 13 gợn lồi.
B.có 11 gợn lồi.
C.có 10 gợn lồi.
D.có 12 gợn lồi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 14.5cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình \(u_{1}=a\cos40\pi t\)cm và \(u_{2}=a\cos(40\pi t+\pi)cm\) .Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi E,F,G là 3 điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FG = GB. Số điểm dao động cực đại trên đoạn AG là bao nhiêu?
A.11.
B.12.
C.10.
D.9.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai nguồn phát sóng cơ học trên bề mặt chất lỏng với phương trình lần lượt là \(u_{1}=a\cos(10\pi t+ \frac{\pi}{2})cm,\)và \(u_{2}=a\cos(10\pi t)cm.\)Vận tốc truyền sóng v = 12cm/s. Xét các điểm M trên bề mặt chất lỏng có NA = 16cm, NB = 23cm và điểm N trên bề mặt chất lỏng có NA = 26cm, NB = 14cm. Hỏi có bao nhiêu vân cực đại, cực tiểu trong đoạn MN?
A.8 vân cực đại, 9 vân cực tiểu.
B.9 vân cực đại, 9 vân cực tiểu.
C.8 vân cực đại, 8 vân cực tiểu.
D.9 vân cực đại, 8 vân cực tiểu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm khoảng cách nhỏ nhất của đoạn MI để M dao động ngược pha với I là trung điểm AB và M nằm trên trung trực của AB
bởi Quế Anh 18/09/2018
Cho hai nguồn kết hợp A,B đặt cách nhau 5cm trên bề mặt chất lỏng, dao động với phương trình \(u_{A}=u_{B}= a\cos20\pi t (mm)\). Tốc độ truyền sóng là v = 50cm/s. Xét điểm I là trung điểm AB và một điểm M trên trung trực của AB. Tìm khoảng cách nhỏ nhất của đoạn MI để điểm M dao động ngược pha với I?
A.\(\sqrt{10}cm\).
B.\(\sqrt{50}cm\).
C.\(\sqrt{30}cm\).
D.\(\sqrt{20}cm\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong khoảng giữa M nằm trên trung trực và I là trung điểm của 2 nguồn kết hợp có bao nhiêu điểm dao động đồng pha, ngược pha và vuông pha?
bởi Mai Anh 18/09/2018
Cho hai nguồn kết hợp O1,O2 đặt cách nhau 20cm trên bề mặt chất lỏng, dao động với phương trình \(u_{o1}=u_{o2}= a\cos10\pi t\ \ mm.\) Tốc độ truyền sóng là v =10cm/s. Xét điểm I là trung điểm của O1O2 và một điểm M trên trung trực của O1O2 khoảng cách MI = 10cm. Hỏi trong khoảng giữa M và I có bao nhiêu điểm dao động đồng pha, ngược pha và vuông pha với điểm I?
A.Có 2 điểm đồng pha, 2 điểm ngược pha và 3 điểm vuông pha.
B.Có 3 điểm đồng pha, 2 điểm ngược pha và 4 điểm vuông pha.
C.Có 2 điểm đồng pha, 2 điểm ngược pha và 4 điểm vuông pha.
D.Có 3 điểm đồng pha, 3 điểm ngược pha và 4 điểm vuông pha.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn CD tạo thành hình vuông ACDB có bước sóng λ = 6 mm
bởi Lê Văn Duyệt 18/09/2018
Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha A, B cách nhau 6 cm, bước sóng λ = 6 mm. Xét hai điểm C, D trên mặt nước tạo thành hình vuông ACDB. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn CD là
A.6.
B.7.
C.8.
D.9.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính số điểm dao động cực đại trên đường tròn bán kính R = 3 cm có tâm tại trung điểm S1S2, nằm trong mặt phẳng chứa các vân giao thoa
bởi Thanh Truc 18/09/2018
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 13 cm dao động cùng pha. Biết sóng đó do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 50 Hz, vận tốc truyền sóng v = 2 m/s. Một đường tròn bán kính R = 3 cm có tâm tại trung điểm của S1S2, nằm trong mặt phẳng chứa các vân giao thoa. Số điểm dao động cực đại trên đường tròn là
A.5.
B.8.
C.10.
D.12.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai điểm M và N trên mặt chất lỏng cùng tần số 20Hz, ngược pha và vận tốc truyền sóng là 80cm/s dao động như thế nào ?
bởi na na 18/09/2018
Hai điểm M và N trên mặt chất lỏng cách hai nguồn \(O_{1},O_{2}\) lần lượt là \(O_{1}M=3.25cm,O_{1}N=33cm,O_{2}M=9.25cm,O_{2}N=61cm\) , hai nguồn cùng tần số 20Hz, ngược pha. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Hai điểm này dao động thế nào?
A.M dao động mạnh nhất, N đứng yên.
B.M và N dao động mạnh nhất.
C.M đứng yên, N dao động mạnh nhất.
D.M và N đứng yên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính số vân dao động với biên độ cực tiểu trong đoạn P1P2 dao động đồng pha cách nhau một đoạn 40cm
bởi hoàng duy 18/09/2018
Cho 2 nguồn \(P_1,P_2\) dao động đồng pha cách nhau một đoạn bằng 40 cm. Sóng do hai nguồn phát ra có tần số f = 50 Hz. Vận tốc truyền sóng v = 5 cm/s. Tính số vân dao động với biên độ cực tiểu trong đoạn \(P_1P_2\).
A.10 vân.
B.8 vân.
C.9 vân.
D.6 vân.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm số điểm không dao động trên MN cách nhau 20 cm cùng tần số 50 Hz, cùng pha
bởi Bánh Mì 18/09/2018
Hai điểm M,N cách nhau 20 cm trên mặt chất lỏng dao động cùng tần số 50 Hz, cùng pha, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1 m/s. Trên MN, số điểm không dao động là
A.18.
B.19.
C.20.
D.21.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong hiện tượng sóng trên mặt nước do một nguồn sóng gây ra thì khoảng cách giữa n vòng tròn sóng liên tiếp nhau là bao nhiêu ?
bởi Nguyễn Thị Thanh 18/09/2018
Trong hiện tượng sóng trên mặt nước do một nguồn sóng gây ra, nếu gọi bước sóng là λ, thì khoảng cách giữa n vòng tròn sóng liên tiếp nhau sẽ là:
A.nλ
B.(n - 1)λ
C.0,5λ
D.(n + 1)λ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sóng dọc là sóng có phương dao động như thế nào ?
bởi thùy trang 18/09/2018
Điều nào sau đây là đúng khi nói về phương dao động của sóng dọc?
A.Nằm theo phương ngang
B.Nằm theo phương thẳng đứng
C.Theo phương truyền sóng
D.Vuông góc với phương truyền sóng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhận xét nào sau đây là đúng đối với quá trình truyền sóng?
A.Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng
B.Năng lượng sóng càng giảm khi sóng truyền đi càng xa nguồn
C.Pha dao động không đổi trong quá trình truyền sóng
D.Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào tần số của sóng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sóng cơ học chỉ truyền trong môi trường nào ?
bởi hồng trang 18/09/2018
Nhận xét nào là đúng về sóng cơ học
A.Sóng cơ học truyền môi trường chất lỏng thì chỉ truyền trên mặt thoáng
B.Sóng cơ học không truyền trong môi trường chân không và cả môi trường vật chất
C.Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường
D.Sóng cơ học chỉ truyền được trong môi trường vật chất
Theo dõi (0) 1 Trả lời