Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 70315
Cho các ví dụ sau:
1. Cây tre mọc thành bụi. 2. Đàn voi trong rừng.
3. Các cây thông mọc trong rừng. 4. Các loài sâu sống trên tán lá cây.
Có bao nhiêu ví dụ về phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể?- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 70321
Khi đánh bắt cá được càng nhiều cá con, ít cá lớn thì nên:
- A. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt
- B. Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định
- C. Hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái
- D. Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 70331
Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi:
- A. Nhóm đang sinh sản
- B. Nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
- C. Nhóm trước sinh sản
- D. Nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 70335
Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là:
- A. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển
- B. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường
- C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể
- D. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 70338
Biểu hiện nào sau đây không phải là mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
- A. Các cây thông nhựa mọc gần nhau có hiện tượng liền rễ
- B. Những con kiến lửa cùng nhau tha miếng mồi về tổ
- C. Tre mọc thành bụi
- D. Các cây xương rồng sa mạc có rễ mọc đâm sâu và lan rộng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 70340
Cho các dạng biến động sau:
1- Biến động số lượng không theo chu kì. 2- Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.
3- Biến động số lượng theo chu kì 4- Biến động số lượng theo mùa vụ
Biến động số lượng cá thể của quần thể gồm các dạng nào?- A. 2, 4
- B. 1, 3
- C. 2, 3
- D. 1, 4
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 70342
Cà phê là loại cây trồng cần tưới một lượng nước lớn khi bắt đầu ra hoa. Trong đợt hạn hán đầu nằm 2016, hàng trăm hecta cà phê chết do hạn hán. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng phá bỏ cây cà phê để thay thế loại cây trồng khác làm cho diện tích cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên bị giảm đáng kể. Có bao nhiêu nguyên nhân trực tiếp gây ra biến động số lượng cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên?
(1) Thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh (2) Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong
(3) Thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh (4) Sự phát tán hạt.- A. 2
- B. 1
- C. 3
- D. 4
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 70343
Các sinh vật sống trong nước ở các vùng khác nhau, loài sinh vật phân bố ở nơi nào sau đây rộng muối nhất?
- A. Loài sống ở biển
- B. Loài sống ở dòng suối
- C. Loài sống ở các cửa sông
- D. Loài sống ở ao hồ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 70344
Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng:
- A. Nghề cá đã khai thác hợp lí
- B. Nếu tiếp tục khai thác thì quần thể cá sẽ bị suy kiệt
- C. Nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức
- D. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 70345
Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã được gọi là hiện tượng:
- A. cân bằng quần xã
- B. cân bằng quần thể
- C. khống chế sinh học
- D. điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 70364
Kích thước quần thể nào sau đây ít phụ thuộc vào sự biến động của các nhân tố sinh thái nhất?
- A. Quần thể ít dịch bệnh
- B. Quần thể có giới hạn sinh thái rộng
- C. Quần thể có số lượng cá thể nhiều
- D. Quần thể có khu phân bố hẹp
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 70367
Em hãy sắp xếp các nhóm sinh vật sau đây vào đúng nhóm: I- Quần thể; II- Quần xã.
M: Các cá thể tôm, cá sống trong hồ.
N: Các cá thể chó sói lửa vùng núi Langbiang.
O: Các con chó nuôi trong nhà.
P: Các cá thể voọc quần đùi trắng vùng Đông Trường Sơn.
Q: Cánh đồng cỏ vùng cao nguyên.
R: Chim nuôi trong vườn bách thú.
S: Các bầy thú ăn thịt trong rừng rậm Châu Phi.- A. I (N, R), II (M, O, Q)
- B. I (N, P), II (M, Q, S)
- C. I (M, P), II (O, Q, S)
- D. I (R, S), II (M, O, Q)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 70372
Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a - Quần xã; b - Quần thể; c - Các quần thể khác loài;
d - Các quần thể cùng loài; e - Thời gian; f - Không gian.
Quần xã sinh vật là một tập hợp…(1)... , cùng sống trong một…(2)… và …(3)… nhất định. Các sinh vật trong…(4)… có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.- A. 1-b; 2-f; 3-e; 4-a
- B. 1-d; 2-f; 3-e; 4-a
- C. 1-c; 2-f; 3-e; 4-a
- D. 1-c; 2-e; 3-f; 4-b
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 70379
Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
- B. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường
- C. Trong quần xã rừng mưa nhiệt đới, chỉ có thực vật mới phân bố theo chiều thẳng đứng thành nhiều tầng
- D. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 70386
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể được thể hiện qua:
- A. Sự phân bố đồng đều các cá thể của quần thể trong không gian sống xác định
- B. Xu hướng kí sinh cùng loài để cùng tồn tại và phát triển
- C. Xu hướng tụ tập thành bầy đàn trong quần thể tạo nên hiệu quả nhóm
- D. Sự tăng nhanh số lượng cá thể của quần thể trong không gian
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 70395
Có 4 quần thể thuộc cùng một loài cỏ sống ở 4 vùng khác nhau, quần thể ở vùng phân bố nào sau đây có kích thước lớn nhất?
- A. Quần thể sống trong khu phân bố có diện tích 3049 m2 và có mật độ 8 cá thể/ m2
- B. Quần thể sống trong khu phân bố có diện tích 900 m2 và có mật độ 33 cá thể/ m2
- C. Quần thể sống trong khu phân bố có diện tích 834 m2 và có mật độ 34 cá thể/ m2
- D. Quần thể sống trong khu phân bố có diện tích 2149 m2 và có mật độ 11 cá thể/ m2
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 70403
Khi nói đến sự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể có các nhận định sau:
1- Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều nhưng không có cạnh tranh vì
sống bầy đàn → sinh sản giảm, tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
2- Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản giảm,
tử vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
3- Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều →cạnh tranh → sinh sản tăng, tử
vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể tăng.
4- Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thừa, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản giảm, tử
vong tăng, có thể tăng xuất cư → số lượng cá thể giảm.
5- Khi số lượng cá thể tăng quá cao → thức ăn thiếu, nơi ở chật, ô nhiễm nhiều → cạnh tranh → sinh sản giảm,
tử vong tăng, gần như không có nhập cư → số lượng cá thể giảm.
Có mấy nhận định không đúng ?- A. 1
- B. 2
- C. 4
- D. 3
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 70417
Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới được gọi là:
- A. Cá thể
- B. Quần tụ
- C. Quần xã
- D. Quần thể
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 70421
Đường cong sinh trưởng của quần thể trong môi trường bị giới hạn có dạng:
- A. Hình chữ J
- B. hình chữ S
- C. hình chữ Z
- D. hình chữ I
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 70433
Khi nói đến sự phân bố cá thể trong không gian của quần thể, nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
- B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
- C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
- D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 70436
Những nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của quần thể?
1- Tỉ lệ tử vong đồng đều giữa các cá thể đực và cái trong quần thể.
2- Trong mùa sinh sản, cá thể cái chết nhiều hơn cá thể đực.
3- Nhiệt độ, ánh sáng.
4- Chế độ dinh dưỡng.
5- Tập tính sinh sản của loài.- A. 2, 3, 4, 5
- B. 1, 2, 3, 4, 5
- C. 1, 2, 3, 4
- D. 1, 3, 4, 5
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 70440
Mật độ quần thể là:
- A. Số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích hay thể tích của của quần thể
- B. Khối lượng cá thể thấp nhất ở một thời điểm trên một đơn vị thể tích của quần thể
- C. Số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích
- D. Số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 70443
Có bao nhiêu nhóm cá thể dưới đây là quần thể?
1- Những con cá rô phi trong ao.
2- Những cây hoa trong vườn.
3- Những cây cỏ ven bờ hồ.
4- Những cây thông nhựa trên đồi.- A. 2
- B. 1
- C. 3
- D. 4
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 70447
Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20 – 30oC. Nhìn chung, khi nhiệt độ xuống dưới
0oC và cao hơn 40o C, cây ngừng quang hợp. Khoảng nhiệt độ từ 20 – 30oC được gọi là gì?- A. Khoảng chống chịu
- B. Giới hạn sinh thái
- C. Khoảng thuận lợi
- D. Giới hạn chịu
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 70455
Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm các yếu tố nào sau đây?
- A. Thực vật, động vật, con người
- B. Nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
- C. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng
- D. Thế giới hữu cơ của môi trường và những mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 70461
Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:
- A. ổ sinh thái
- B. nhân tố sinh thái
- C. giới hạn sinh thái
- D. nơi ở
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 70468
Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học thường thấy ở những quần thể có những đặc điểm nào sau đây?
- A. Quần thể của các loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ cao
- B. Quần thể của các loài có kích thước cơ thể to, tuổi thọ thấp
- C. Quần thể của các loài có kích thước cơ thể to, tuổi thọ cao
- D. Quần thể của các loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 70471
Khi các loài có ổ sinh thái trùng nhau thì xảy ra hiện tượng gì?
- A. Kí sinh
- B. Hỗ trợ
- C. Ăn thịt lẫn nhau
- D. Cạnh tranh
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 70476
Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường
- B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm
- C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt
- D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 70483
Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một số yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
- A. điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu
- B. tỉ lệ đực / cái trong quần thể
- C. số lượng con non của một lứa đẻ
- D. số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành của cá thể
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 70487
Trong các khu rừng mưa nhiệt đới thường có đa dạng sinh học cao, theo em sinh vật sống trong đó có ổ sinh thái như thế nào?
- A. Ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn
- B. Ổ sinh thái hẹp
- C. Ổ sinh thái rộng
- D. Ổ sinh thái trùng nhau một phần
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 70491
Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?
- A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối
- B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối
- C. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính
- D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 70498
Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào sau đây?
- A. Hỗ trợ và kí sinh
- B. Hỗ trợ và đối kháng
- C. Cộng sinh và kí sinh
- D. Hỗ trợ và cạnh tranh
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 70503
Hiện tượng tăng hay giảm kích thước quần thể gọi là:
- A. Biến động kích thước
- B. Biến động số lượng
- C. Biến động di truyền
- D. Biến động cấu trúc
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 70507
Loài dây leo thuộc họ Thiên lí sống bám trên cây thân gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Hãy xác định các mối quan hệ sinh thái giữa các loài: 1- Dây leo và kiến; 2- Dây leo và cây thân gỗ; 3- Kiến và cây thân gỗ ?
- A. 1- Hợp tác; 2- Kí sinh; 3- Hội sinh
- B. 1- Cộng sinh; 2- Hội sinh; 3- Hợp tác
- C. 1- Cộng sinh; 2- Kí sinh; 3- Hợp tác
- D. 1- Hội sinh; 2- Kí sinh; 3- Hợp tác
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 70511
Sinh vật có ổ sinh thái hẹp khi chuyển sang nơi khác có điều kiện sống khác biệt thì sinh trưởng và phát triển sẽ bị đình trệ, nhiều cá thể không thể sống được trong điều kiện mới. Nguyên nhân do:
- A. Các nhân tố sinh thái nơi ở mới nằm trong giới hạn sinh thái của loài đó
- B. Loài có giới hạn sinh thái về tất cả các nhân tố sinh thái quá rộng
- C. Các nhân tố sinh thái nơi ở mới nằm ngoài giới hạn sinh thái của loài đó
- D. Loài có giới hạn sinh thái về một nhân tố sinh thái quá rộng
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 70513
Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?
(1) Hạn hán kéo dài vào năm 2016 khiến số lượng ếch nhái ở Tây Nguyên giảm đáng kể
(2) Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.
(3) Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.
(4) Số lượng muỗi tăng lên vào mùa mưa và giảm vào các mùa khác trong năm.
(5) Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.- A. (3) và (4)
- B. (1) và (2)
- C. (2) và (5)
- D. (1) và (5)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 70516
Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ nào sau đây?
- A. Kí sinh
- B. Ức chế - cảm nhiễm
- C. Cạnh tranh
- D. Sinh vật ăn thịt – con mồi
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 70519
Điều nào không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
- A. Đảm bảo sự phân bố các cá thể trong quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường
- B. Duy trì mật độ của quần thể ổn định ở mức phù hợp
- C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
- D. Đảm bảo sự gia tăng không ngừng số lượng cá thể của quần thể
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 70522
Đặc điểm chung của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:
- A. Có ít nhất 1 loài có lợi
- B. Có ít nhất 1 loài bị hại
- C. Có nhiều nhất 1 loài có lợi
- D. Có nhiều nhất 1 loài bị hại