Giải bài 1 tr 94 sách BT Sinh lớp 9
Hãy trình bày cơ chế tự điều chỉnh mật độ của quần thể?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 1
- Các điều kiện của môi trường sống luôn ảnh hưởng tới quần thể như : khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, kẻ thù... và do đó làm mật độ quần thể thay đổi.
- Khi các điều kiện môi trường thuận lợi như khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở nhiều... thì số lượng cá thể của quần thể tăng tức là mật độ quần thể tăng. Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể quần thể tăng quá cao vượt quá khả năng chịu đựng của không gian sống, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở chật chội... thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Do vậy, mật độ quần thể lại trở về mức cân bằng.
Như vậy, mật độ quần thể là một chỉ số sinh học quan trọng thể hiện sự cân bằng giữa khả năng sinh sản của quần thể với sức chịu đựng của môi trường : số lượng cá thể của quần thể ổn định và nhu cầu sử dụng nguồn sống cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
-- Mod Sinh Học 9 HỌC247
-
Dấu hiệu đặc trưng quan trọng nhất của quần thể sinh vật là……(1)……Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái có số lượng cá thể ổn định. Trạng thái này được điều hoà do sự thống nhất tương quan giữa …….(2)………
bởi thu hằng 11/07/2021
Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau :
A. sinh trưởng và phát triển, B. sinh sản và tử vong, C. mật độ, D. thành phần nhóm tuổi
A. 1 – A; 2 - B
B. 1 – C; 2 - B
C. 1 – A; 2 - D
D. 1 – D; 2 - BTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau :
bởi Nguyen Ngoc 11/07/2021
Có hiện tượng chim thú bảo vệ khu vực sống trong mùa sinh dục: chúng đã chiến đấu quyết liệt để chống lại sự xâm nhập của các cá thể khác cùng loài ; dạng quan hệ này được gọi là……(1)……Khi các loài khác nhau cùng có nhu cầu thức ăn, nơi ở nhưng những điều kiện đó không đáp ứng được thì giữa chúng nảy sinh sự……(2)…..
A. Cạnh tranh B. Đối địch
C. Cộng sinh D. Hỗ trợ
A. 1- D; 2- A
B. 1- A; 2- B
C. 1- A; 2- C
D. 1- D; 2- BTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Một quần thể đậu Hà Lan đang cân bằng di truyền về tính trạng hình dạng hạt có tỷ lệ kiểu là: 24 trội: 1 lặn. Tần số alen a của quần thể đó là:
bởi Mai Anh 11/07/2021
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,25
D. 0,15Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một tập hợp các cá thể cùng loài, có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen thì được gọi là dòng thuần. Xét các đặc điểm:
bởi Phung Hung 11/07/2021
(1) Có tính di truyền ổn định.
(2) Luôn mang các gen trội có lợi.
(3) Không phát sinh các biến dị tổ hợp.
(4) Thường biến đồng loạt và luôn theo một hướng.
(5) Luôn có ưu thế lai cao.
Dòng thuần có những đặc điểm nào
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (4), (5).Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở cừu, xét 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường: A quy định có sừng, a quy định không sừng.
bởi Nguyễn Anh Hưng 11/07/2021
Biết rằng, ở cơ thể cừu đực, A trội hơn a, nhưng ngược lại, ở cừu cái, a lại trội hơn A. Trong 1 quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ đực: cái bằng 1:1, cừu có sừng chiếm 70%. Người ta cho những con cừu không sừng giao phối tự do với nhau. Tỉ lệ cừu không sừng thu được ở đời con là:
A. 7/34
B. 10/17
C. 17/34
D. 27/34Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Quan hệ hỗ trợ
B. Quan hệ cạnh tranh khác loài
C. Quan hệ đối địch
D. Quan hệ cạnh tranh cùng loàiTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quần thể sinh vật?
bởi Tran Chau 11/07/2021
A. Người ta ứng dụng quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể trong việc trồng rừng phòng hộ, chắn cát.
B. Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.
C. Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng thời gian không xác định.
D. Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng đều có các kiểu phân bố theo nhóm.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Quan hệ cạnh tranh có thể dẫn tới hiện tượng xuất cư.
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt khi nguồn sống hạn hẹp.
C. Nhờ quan hệ cạnh tranh mà số lượng cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ quần thể thay đổi.Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 89 SBT Sinh học 9
Bài tập 3 trang 90 SBT Sinh học 9
Bài tập 2 trang 94 SBT Sinh học 9
Bài tập 3 trang 94 SBT Sinh học 9
Bài tập 11 trang 95 SBT Sinh học 9
Bài tập 1 trang 96 SBT Sinh học 9
Bài tập 2 trang 96 SBT Sinh học 9
Bài tập 3 trang 96 SBT Sinh học 9
Bài tập 4 trang 96 SBT Sinh học 9
Bài tập 5 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 6 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 7 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 8 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 9 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 10 trang 98 SBT Sinh học 9
Bài tập 11 trang 98 SBT Sinh học 9
Bài tập 12 trang 98 SBT Sinh học 9
Bài tập 13 trang 98 SBT Sinh học 9
Bài tập 14 trang 98 SBT Sinh học 9