Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về khái niệm quần thể, đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó nêu ví dụ minh hoạ được quần thể sinh vật và nhận biết được các đặc trưng của bản của một quần thể cụ thể.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thế nào là một quần thể sinh vật
*Quần thể sinh vật là:
- Tập hợp những cá thể cung loài
- Sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định
- Những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
Ví dụ:
Ví dụ |
Quần thể sinh vật |
Không phải quần thể sinh vật |
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong 1 rừng mưa nhiệt đới |
|
Vì: ví dụ này gồm các cá thể thuộc các loài khác nhau. |
Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam |
x |
|
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao |
|
Ví dụ này gồm các cá thể thuộc các loài khác nhau |
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau |
|
Vì: các cá thể rắn sống ở những không gian khác nhau |
Các cá thể chuột đồng sống trên 1 đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng. |
x |
|
Tập hợp các cá thể cọ ở Phú Thọ |
x |
|
- Một số hình ảnh về quần thể sinh vật
1.2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể
a. Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.
- Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1
- Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường …
- Ví dụ:
- Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau.
- Ở vịt: ấp trừng ở nhiệt độ < 150C số cá thể đực nở ra nhiều hơn, ở nhiệt độ > 340C số cá thể cá nở ra nhiều hơn.
- Ý nghĩa: cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể
b. Thành phần nhóm tuổi
- Quần thể có 3 nhóm tuổi chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.
Các nhóm tuổi |
Ý nghĩa sinh thái |
Nhóm tuổi trước sinh sản |
Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể |
Nhóm tuổi sinh sản |
Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể |
Nhóm tuổi sau sinh sản |
Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể |
- Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.
- Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang (hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau.
- Có 3 dạng tháp tuổi:
- Tháp phát triển: có đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh xiên. Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sau sinh sản.
- Tháp ổn định: có đáy rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng biểu hiện tỉ lệ sinh không cao, tỉ lệ sinh bù đắp cho tỉ lệ tử.
- Tháo giảm sút: có đáy hẹp, nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.
- Ý nghĩa: có thể dự đoán được sự phát triển của thuần thể.
- Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí và các biện pháp bảo tồn.
c. Mật độ quần thể
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Ví dụ:
- Mật độ cá thể của thuần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào:
- Chu kì sống của sinh vật.
- Nguồn thức ăn của quần thể
- Biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán …
- Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn …
* Lưu ý: trong các đặc trưng cơ bản của quần thể thì đặc trưng quan trọng nhất là mật độ vì: mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.
1.3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở … thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.
- Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi … khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên han khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản nhiều cá thể bị chết mật độ cá thể giảm xuống mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
2. Luyện tập Bài 47 Sinh học 9
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 47 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- B. Nguồn thức ăn của quần thể
- C. Khu vực sinh sống
- D. Cường độ chiếu sáng
-
- A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.
- B. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.
- C. Tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng.
- D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.
Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 47 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 142 SGK Sinh học 9
Bài tập 2 trang 142 SGK Sinh học 9
Bài tập 3 trang 142 SGK Sinh học 9
Bài tập 1 trang 89 SBT Sinh học 9
Bài tập 2 trang 89 SBT Sinh học 9
Bài tập 3 trang 90 SBT Sinh học 9
Bài tập 1 trang 94 SBT Sinh học 9
Bài tập 2 trang 94 SBT Sinh học 9
Bài tập 3 trang 94 SBT Sinh học 9
Bài tập 11 trang 95 SBT Sinh học 9
Bài tập 1 trang 96 SBT Sinh học 9
Bài tập 2 trang 96 SBT Sinh học 9
Bài tập 3 trang 96 SBT Sinh học 9
Bài tập 4 trang 96 SBT Sinh học 9
Bài tập 5 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 6 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 7 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 8 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 9 trang 97 SBT Sinh học 9
Bài tập 10 trang 98 SBT Sinh học 9
Bài tập 11 trang 98 SBT Sinh học 9
Bài tập 12 trang 98 SBT Sinh học 9
Bài tập 13 trang 98 SBT Sinh học 9
Bài tập 14 trang 98 SBT Sinh học 9
Bài tập 36 trang 102 SBT Sinh học 9
Bài tập 38 trang 102 SBT Sinh học 9
3. Hỏi đáp Bài 47 Sinh học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 9 HỌC247