Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 47 Quần thể sinh vật giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Sinh học thật tốt nhé!
-
Bài tập 1 trang 142 SGK Sinh học 9
Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
-
Bài tập 2 trang 142 SGK Sinh học 9
Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì.
Bảng 47.3 Số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai
Loài sinh vật Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha Chim trĩ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha Nai 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha -
Bài tập 3 trang 142 SGK Sinh học 9
Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
-
Bài tập 1 trang 89 SBT Sinh học 9
Quần thể sinh vật là gì?
-
Bài tập 2 trang 89 SBT Sinh học 9
Những đặc trưng của quần thể sinh vật là gì?
-
Bài tập 3 trang 90 SBT Sinh học 9
Vẽ sơ đồ 3 dạng tháp tuổi của quần thể?
-
Bài tập 1 trang 94 SBT Sinh học 9
Hãy trình bày cơ chế tự điều chỉnh mật độ của quần thể?
-
Bài tập 2 trang 94 SBT Sinh học 9
Những tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể? Những tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể?
- Tập hợp cá chép cùng loài ở Hồ Tây, Hà Nội.
- Tập hợp các con voi trong vườn Bách thú, Hà Nội.
- Tập hợp các con cá mè thuộc cùng một loài trong ao đình.
- Tập hợp các con chim công trong vườn Bách thú, Hà Nội.
- Bầy voọc cùng loài trong rừng Cúc Phương.
- Tập hợp các con gà lôi trong vườn Bách thú, Hà Nội.
- Tập hợp các con gà nuôi trong một hộ gia đình.
- Các cây lúa thuộc cùng một loài trên một cánh đồng lúa rộng mênh mông.
-
Bài tập 3 trang 94 SBT Sinh học 9
Trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật là gì?
-
Bài tập 11 trang 95 SBT Sinh học 9
Quan sát hình A, B, c sau đây và mô tả nguyên tắc chung xây dựng tháp tuổi?
-
Bài tập 1 trang 96 SBT Sinh học 9
Quần thể là gì?
A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
B. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
C. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
D. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở các thời điểm khác nhau và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
-
Bài tập 2 trang 96 SBT Sinh học 9
Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa khi lúa đang ở thời kì trổ bông. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra những chuột con. Số lượng chuột con phụ thuộc vào lượng thức ăn trên cánh đồng và phụ thuộc vào những kẻ săn mồi. Tập hợp các cá thể chuột đồng nêu trên là
A. một quần thể. B. một quần xã.
C. một hệ sinh thái. D. một đàn chuột.
-
Bài tập 3 trang 96 SBT Sinh học 9
Dấu hiệu nào sau đây không là dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính.
B. Mật độ.
C. Độ nhiều.
D. Thành phần nhóm tuổi.
-
Bài tập 4 trang 96 SBT Sinh học 9
Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ nhiều.
B. mật độ, thành phần nhóm tuổi và độ đa dạng.
C. tỉ lệ giới tính, mật độ và độ thường gặp.
D. tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ.
-
Bài tập 5 trang 97 SBT Sinh học 9
Căn cứ để nhận biết một tập hợp các cá thể sinh vật có phải là một quần thể hay không là
A. có cùng loài hay không.
B. có cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định hay không.
c. có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới hay không.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 6 trang 97 SBT Sinh học 9
"Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản.
B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản.
D. Không của nhóm nào.
-
Bài tập 7 trang 97 SBT Sinh học 9
"Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể" là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào sau đây trong quần thể?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản.
B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản.
D. Cả B và C.
-
Bài tập 8 trang 97 SBT Sinh học 9
Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi
A. theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật.
B. phụ thuộc vào nguồn sống (thức ăn, nơi ở...).
C. phụ thuộc vào những biến động bất thường của môi trường và những kẻ săn mồi.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 9 trang 97 SBT Sinh học 9
Ý nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?
A. Nhóm cá thể cùng loài trong cùng một không gian sống vào một thời điểm nhất định.
B. Nhóm sinh vật được tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời.
C. Có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới.
D. Có quan hệ với môi trường sống.
-
Bài tập 10 trang 98 SBT Sinh học 9
Quan sát hình vẽ sau, cho biết đây là dạng tháp tuổi nào?
A. Dạng phát triển.
B. Dạng ổn định.
C. Dạng giảm sút.
D. Không dạng nào cả.
-
Bài tập 11 trang 98 SBT Sinh học 9
Khi nguồn thức ăn dồi dào, số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay trong một đơn vị thể tích sẽ
A. giảm. B. ổn định.
C. tăng. D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin.
-
Bài tập 12 trang 98 SBT Sinh học 9
Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) thì số lượng muỗi sẽ
A. giảm. B. ổn định.
C. tăng. D. lúc tăng, lúc giảm theo hình sin.
-
Bài tập 13 trang 98 SBT Sinh học 9
Các cá thể trong một quần thể động vật có vú (thú) cạnh tranh với nhau
A. về thức ăn. B. về chỗ ở.
C. con cái giữa các con đực. D. cả A, B và C.
-
Bài tập 14 trang 98 SBT Sinh học 9
Trong nội bộ một quần thể thú rừng, các cá thể có những mối quan hệ nào sau đây? ,
A. Hỗ trợ. B. Cạnh tranh.
C. Cộng sinh. D. Cả A và B.
-
Bài tập 36 trang 102 SBT Sinh học 9
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Khi mật độ quần thể tăng lên quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể bị chết. Khi đó,........................... quần thể được điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
-
Bài tập 38 trang 102 SBT Sinh học 9
Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C.
Các nhóm tuổi (A)
Ý nghĩa sinh thái (B)
Kết quả ghép (C)
1. Nhóm tuổi trước sinh sản
2. Nhóm tuổi sinh sản
3. Nhóm tuổi sau sinh sản
a) Có vai trò quyết định mức sinh sản của quần thể
b) Không có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể
c) Có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
1..............
2..............
3..............