YOMEDIA
NONE

Tính biên độ dao động của con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích cho dao động điều hòa ?

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích cho dao động điều hòa. Thời gian quả cầu đi từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất là 0,2 s và tỉ số giữa độ lớn của lực đàn hồi lò xo và trọng lượng của vật nặng khi nó ở vị trí thấp nhất là 7/4. Lấy \(g = \pi^2\:m/s^2\). Biên độ dao động của con lắc là

A.5 cm. 

B.4 cm. 

C.3 cm.

D.2 cm. 

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (40)

  • Thời gian quả cầu đi từ vị trí cao nhất (x = -A) đến vị trí thấp nhất (x = A) chính là \(\frac{T}{2} = 0,2 => T = 0,4s.\)

    Lực đàn hồi của lò xo khi lò xo ở vị trí thấp nhất chính là \(F_{dhmax} = k(A+\Delta l)\)

    \(\frac{F_{max}}{P} = \frac{k(A+\Delta l)}{mg} = \frac{kA+k\Delta l }{mg } = 1+\frac{kA}{mg} =\frac{7}{4}\) (do \(k\Delta l = mg\))

    => \(A = \frac{3g}{4}\frac{m}{k} = \frac{3g}{4}.\frac{T^2}{4\pi^2} =0,03m = 3cm.\)

      bởi Nguyễn Jun 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy \(\pi^2 =10\). Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số.

    A.6 Hz.

    B.3 Hz. 

    C.12 Hz.

    D.1 Hz

      bởi Mai Trang 09/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tần số dao động: \(f=\frac{\omega}{2\pi}=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{36}{0,1}}=3Hz\)

    Trong dao động điều hòa, động năng và thế năng biến thiên với tần số gấp đôi tần số dao động.

    \(\Rightarrow f'=2.3=6Hz\)

      bởi George Harry 09/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi M, N, I là các điểm trên một lò xo nhẹ, được treo thẳng đứng ở điểm O cố định. Khi lò xo có chiều dài tự nhiên thì \(OM = MN = NI = 10cm\). Gắn vật nhỏ vào đầu dưới I của lò xo và kích thích để vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động, tỉ số độ lớn lực kéo lớn nhất và độ lớn lực kéo nhỏ nhất tác dụng lên O bằng 3; lò xo giãn đều; khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M và N là 12 cm. Lấy \(\pi^2 = 10\). Vật dao động với tần số là

    A.2,9 Hz.

    B.3,5 Hz.

    C.1,7 Hz. 

    D.2,5 Hz.

      bởi Anh Trần 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các điểm trên lò xo thỏa mãn: \(OM = MN = NI = 10cm.\)

    Tỉ số lực kéo lớn nhất và lực kéo nhỏ nhất tác dụng lên điểm treo O của lò xo chính là

    \(\frac{F_{đhmax}}{F_{đhmin}} = \frac{k(\Delta l +A)}{k(\Delta l -A)}=3 => \Delta l = 2A.(1)\)

    Lò xo dãn đều, khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M, N là 12 cm

    => Độ dãn lớn nhất của cả lò xo là \(\Delta l + A = 3.(12-10) = 6cm. (2)\)

    Từ (1) và (2) ta có: \(\Delta l = 4cm = 0,04m.\)

    \(T = 2\pi \sqrt{\frac{\Delta l }{g}} = 2\sqrt{\Delta l} = 0,4s.\)

    \(f = \frac{1}{T} = 2,5Hz. \)

      bởi Nguyễn Khánh Bình 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo treo vào một điểm cố định, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì 1,2 s. Trong một chu kì, nếu tỉ số của thời gian lò xo giãn với thời gian lò xo nén bằng 2 thì thời gian mà lực đàn hồi ngược chiều lực kéo về là

    A.0,2 s.

    B.0,1 s. 

    C.0,3 s.

    D.0,4 s.

      bởi Lê Minh Trí 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • x A -A Δl - Δl 0 N P Q M

    Trong một chu kì:

     Lò xo giãn: \(A \rightarrow N; P \rightarrow A.\)

     Lò xo nén: \(N \rightarrow P.\)

    Lực đàn hồi cùng chiều với lực kéo về: \(A \rightarrow M; N \rightarrow P; Q \rightarrow A.\)

    Lực đàn hồi ngược chiều với lực kéo về: \(M \rightarrow N; P \rightarrow Q.\)

    Tỉ số thời gian giãn cho thời gian nén là \(\frac{t_{d}}{t_n}=2.(1)\)

    Nhìn trên hình vẽ ta có thấy:

    Thời gian ngược chiều (\(M \rightarrow N; P \rightarrow Q\)) + Thời gian nén ( \(N \rightarrow P\)) = \(\frac{T}{2}\) (chính là thời gian đi nửa cung hình tròn)

    =>  \(t_{nc}+t_n= \frac{T}{2}.(2)\)

    Thời gian dãn (\(A \rightarrow N; P \rightarrow A\)) = Thời gian ngược chiều (\(M \rightarrow N; P \rightarrow Q\)\(\frac{T}{2}\)

    =>  \(t_d = t_{nc}+\frac{T}{2}.(3)\)

    Thay (3) vào (1) ta được 

    \(\frac{t_{nc}+\frac{T}{2}}{t_n}=2\)   => \(t_{nc} = 2t_n-\frac{T}{2}. \)  Thay vào (2) ta được: \(3t_n = T=> t_n = 0,4s.\) 

    Thay giá trị \(t_n = 4s\) vào (2) ta được \(t_{nc} = 0,6-0,4 = 0,2s.\)

     

     

     

      bởi Nguyen Duc 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo dao động đều hòa với tần số \(2f_1\) . Động năng của con lắc biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số \(f_2\)  bằng

    A.\(2f_1\)

    B.\(\frac {f_1} 2\)

    C.\(f_1\)

    D.\(4f_1\)

      bởi Lê Nhật Minh 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong dao động điều hòa, động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với tần số gấp đôi tần số của dao động.

    \(f_2=2.2f_1=4f_1\)

      bởi Trần Nguyễn Thành Đạt 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 3 con lắc lò xo 1 2 3 giống hệt nhau treo lần lượt treo vào 3 điểm A B C.Biết AB=2BC (B nằm giữa AC) kích thích cho 3 vật dao động thì hình chiếu của chúng lên Ox thẳng đứng dđ với pt x1=6cos(2pit +2pi/3) x2 =2 cos(2pit+pi/3) tìm pt x biết trong quá trình dđ 3 vật luôn thẳng hàng

      bởi Chai Chai 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Do 3 con lắc giống hệt nhau nên nó có chung vị trí cân bằng. Ta có mối liên hệ li độ của 3 con lắc như sau:

    A B C x1 x2 x3 x2' D

    Lấy D là trung điểm của AB. Ta có:

    x1 + x2 = 2x2' (1)

    x2' + x3 = 2x2 (2)

    Rút x2' ở (2) thế vào (1):

    x1 + x2 = 2(2x2 - x3)

    Suy ra: \(x_3=\frac{1}{2}\left(3x_2-x_1\right)\)

    Bạn lấy máy tính bấm biểu thức trên để tìm x3 nhé.

      bởi Trần Giang 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hai con lắc lò xo giống hệt nhau đầu trên của mỗi lò xo được cố định trên một giá đỡ ngang .vật nặng của mỗi con lắc dđđh theo phương thẳng đứng với biên độ của con lắc 1 là A của con lắc 2 là \(sqrt{3}\)A trong quá trình dđ chênh lệch độ cao lớn nhất là A khi động năng của con lắc 1 cực đại bằng 0.12 J thì động năng của con lắc 2 là

         A 0.12                                                      B 0.08                                                    C 0.27                                                         D 0.09

     

      bởi Bi do 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai con lắc giống hệt nhau, khi cùng treo trên giá đỡ nằm ngang thì VTCB giống nhau.

    Chênh lệch độ cao lớn nhất của 2 con lắc chính là khoảng cách lớn nhất của 2 con lắc ấy khi dao động.

    Khi biểu diễn dao động 2 con lắc bằng véc tơ quay thì ta có trạng thái tương ứng như sau:

    (1) (2) A A √3A O 30°

    Từ giản đồ véc tơ ta thấy độ lệch pha của 2 dao động là \(30^0\left(\frac{\pi}{6}\right)\)

    Khi con lắc (1) có động năng cực đại thì nó qua VTCB, động năng bằng cơ năng, W1 = 0,12J.

    Con lắc (2) trễ hơn \(30^0\), biểu diễn bằng véc tơ quay ta sẽ tìm được li độ của (2) là: \(x=\sqrt{3}A\cos60^0=\frac{\sqrt{3}}{2}A=\frac{A_2}{2}\)

    Con lắc (2) có cơ năng là W2 thì: \(\frac{W_2}{W_1}=\frac{A_2^2}{A_1^2}=3\Rightarrow W_2=3W_1=3.0,12=0,36J\)

    Tại vị trí \(x=\frac{A_2}{2}\Rightarrow W_t=\frac{1}{4}W\Rightarrow W_đ=\frac{3}{4}W=\frac{3}{4}.0,36=0,27J\)

    Chọn C.

      bởi lại thị thắm 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo có khối lượng m= 100g va lò xo có độ cứng k= 10N/m. Dao động với biên độ là 2cm. Trong mỗi chu kỳ, thời gian mà vật nặng cách vị trí cân bằng lớn hơn 1cm là bao nhiêu?

      bởi Hoa Lan 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chu kì: \(T=2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}=2\pi\sqrt{\frac{0,1}{10}}=\frac{\pi}{5}s\)

    Biểu diễn bằng véc tơ quay ta có: 

    2 -2 1 -1 60°

    Như vậy thời gian vật cách VTCB lớn hơn 1 cm là: \(\frac{4.60}{360}T=\frac{2}{3}.\frac{\pi}{5}=\frac{2\pi}{15}s\)

      bởi Nhật Minh 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo có độ cứng k= 100 N/m, m=100g dao dông trên mặt phẳng ngang hệ số ma sát giữa vật với mặt ngẳng ngang là 0.05. Lấy g=10 m/s2. Ttừ vị trí lò xo không biến dạng kéo vật đến vị tri lò xo dãn 5cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Tốc độ của vật khi đi đươc 12 cm kể từ lúc thả là?

      bởi Lê Tường Vy 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vị trí cân bằng mới cách VTCB cũ là: \(\frac{\mu mg}{k}=\frac{0,05.0,1.10}{100}=0,05.10^{-2}m=0,05cm\)

    Sau nửa chu kỳ biên độ giảm: 2. 0,05 = 0,1cm

    Vật đi từ biên phải sang biên trái sẽ đi đc quãng đường là: 5 + 4,9 = 9,9cm.

    Như vậy, vật cần đi tiếp: 12 - 9,9 = 2,1 cm

    Khi đó, vật cách VTCB mới là: 4,9 - 2,1 - 0,05 = 2,75cm.

    Biên độ mới là: A' = 4,9 - 0,05 = 4,85 cm.

    Áp dụng CT độc lập, ta có tốc độ của vật là: \(v=\omega\sqrt{A^2-x^2}=10\pi\sqrt{4,85^2-2,75^2}=125,5\)(cm/s)

    P/S: Đề bài này hơi lẻ, bạn xem lại giả thiết xem độ cứng lò xo và hệ số ma sát có chính xác như đề bài cho không?

      bởi Sky M-tp Duyên 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho 2 con lắc lo xo giống nhau với độ cứng lò xo là k=100N/m  và khối lượng vật nặng là m cùng dao động trên mặt bàn nằm ngang, trục song song với nhau và vị trí cân bằng ở ngang nhau. Tại thời điểm ban đầu hai vật có ly độ khác nhau. Thời gian giữa 5 lần 2 vật ở cùng li độ khi đang chuyển động là t=0,6s . Giá trị của m là?

    A.0,282kg

    .B.0.2kg.

    C.0.228kg

    .D.0,3kg.

      bởi Đặng Ngọc Trâm 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai vật sẽ dao động cùng tần số do đó chu kỳ dao động cũng như nhau. 

    Ban đầu 2 vật ở vị trí khác nhau nên pha ban đầu sẽ khác nhau

    Biên độ có thể cùng có thể khác. Xét trường hợp tổng quát là biên độ khác nhau

     

    Bạn vẽ 2 vòng tròn đồng tâm tương ứng với 2 vật dao động, Lấy trục ngang là trục chiếu dao động của vật (hàm cos)

    Vẽ vecto 1 chân ở tâm và đầu ở 1 rìa hình tròn. vecto 2 chân ở tâm đầu ở hình tròn còn lại. 2 vecto lệch nhau góc \(\alpha\)

     

    Khi các vật dao động thì hình chiếu vị trí các vật xuống trục nằm ngang chính là vị trí của vật. 

    Xét 1 nửa hình tròn năm 1 bên so với trục thẳng đứng.

    Với góc \(\alpha\) cố định, tưởng tượng như 2 thanh quay cố định góc thì chỉ có 1 vị trí của 2 thanh này mà hình chiếu của 2 đầu thanh xuống trùng với nhau.

    Do đó trong 1 chu kỳ sẽ có 2 lần vị trí trùng nhau hay vật đi qua nhau

     

    Từ lần đầu đến lần 3 sẽ là 1 chu kỳ

     

    Do đó từ đầu đến lần thứ 5 sẽ ứng với 2 chu kỳ

    \(t=2T=2,2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}\)

    \(m\approx0,228kg\)

     

    chọn.C

      bởi Cao Thị Phượng Hạnh 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo treo thằng đứng đầu dứoi gắn vật có m=200g,thực hiện dđ đh.khi vật cb lò xo dãn một đoan 4cm.trong quá trình dđ,thời gian lò xo bị nén trong mỗi chu kì bằng 0,1064s.lấy g=10,cơ năng của xon lăc lò xo là

    A.39,55mJ

    B.32,29mJ

    C.40,5mJ

    D.90mJ

      bởi Lê Nhật Minh 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tần số góc: \(\omega=\sqrt{\frac{g}{l}}=\sqrt{\frac{10}{0,04}}=5\pi\)(rad/s)

    Chu kì: \(T=\frac{2\pi}{\omega}=0,4s\)

    Lò xo nén khi vật ở trên vị trí không biến dạng => x < -4cm.

    M N -4 O

    Như vậy véc tơ quay từ M đến N thì vật ở vị trí lò xo nén

    Góc quay: \(\alpha=\frac{0,1064}{0,4}.360=96^0\)

    Biên độ: \(A=\frac{4}{\cos\frac{96}{2}}=6cm\)

    Cơ năng: \(W=\frac{1}{2}m\omega^2A^2=\frac{1}{2}.0,2.\left(5\pi\right)^2.0,06^2=0,09J=90mJ\)

    Chọn D.

      bởi Đinh Hoàng Lệ Thủy 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiền lo.khi treo vật có kl m1=100g thì lò xo có chiều dài tự nhiên l1=31cm.treo thêm vật có kl m2=300g thì độ dài của lò xo là l2=34cm.lấy g=10.tính lo

    A.30,2cm

    B.30cm

    C.29,5cm

    D.29cm

      bởi Phạm Phú Lộc Nữ 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chiều dài của lò xo khi vật ở VTCB: \(l=l_0+\Delta l_0\)

    Với: \(\Delta l_0=\frac{mg}{k}\), là độ dãn của lò xo ở VTCB.

    Khi m = m1 = 100g độ dãn lò xo ở VTCB là \(\Delta l_0\)

    Khi m = m2 =300g thì độ dãn là: \(3\Delta l_0\)

    Ta có: \(\begin{cases}31=l_0+\Delta l_0\\34=l_0+3\Delta l_0\end{cases}\)

    Suy ra: \(l_0=29,5cm\)

    Chọn C

      bởi Nguyễn Khánh Nhung 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lx treo thẳg đứg .kích thík cho con lắc lx dao độg theo pkươg thẳg đứg . T=0,4s và A=8cm . Chọn trục x'x thẳg đứg theo chjều dươg hướg xuốg, gốc tọa độ tạj VTCB ,gốc thờj jan t=0 khj vật wa VTCB theo chjều dươg. Lấy gja tốc rơj tự do g=10m/s^2 và pi^2=10. Thờj jan ngắn nhất kể từ khj t=0 đến khj lực đàn hồj của lò xo có độ lớn cực tjểu bằg bao nhjêu?

      bởi Nguyễn Thị An 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(T=2\pi\sqrt{\frac{\Delta l_0}{g}}\Rightarrow\Delta l_0=\frac{T^2}{4\pi^2}g=4cm\)

    Như vậy, lực đàn hồi cực tiểu tại vị trí lò xo không biến dạng, có li độ là -4cm.

    Bài toán trở thành tính thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB theo chiều dương đến li độ -4cm.

    Vẽ véc tơ quay, ta tìm đc thời gian: \(\Delta t=\frac{180+30}{360}.T=\frac{7}{12}.0,4=\frac{7}{30}s\)

      bởi Nguyễn Hồng 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đAng dd tự do,biết khoảng thời gian mỗi lần diễn ra lò xo bị nén và vecto vận tốc,gia tốc cùng chiều đều bằng 0,05pi.lấy g=10m/s^2.vận tốc cực đại của vật là

    A.20cm/s

    B.căn2 m/s

    C.10m/s

    D.10can2cm/s

      bởi thu hảo 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khoảng thời gian gia tốc và vận tốc cùng chiều là khoảng thời gian vật đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng tức t=T/4
    T=0.05π.4=0,2π(s)→ω=10rad/s→Δl=g/ω2=10cm
    Mà khoảng lò xo nén trong 1 chu kì là t=T/4 thì lò xo không bị biến dạng ở vị trí x= - A/√2 (quy ước chiều dương hướng xuống dưới)
    →A=√2.Δl=10√2 cm
    Suy ra: vmax=A.ω=√2(m/s)

    Chọn đáp án B.

      bởi Trịnh Thị Như Ý 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật dđ đh gồm một vật nhỏ có m=100g và lò xo nhẹ có k=0,01N/cm.ban đau giữ vật ở vị trí lò xo giãn 10cm rồi buong nhẹ cho vật dđ.trong quá trình dao động lực cản tác dụng lên vật có đooj lớn không đổi 10^-3N.lấy pi^2=10.sau 21,4 dao đong tốc độ lớn nhất của vật là

    A.50pimm/s

    B.57pimm/s

    C.56pimm/s

    D.54pimm/s

      bởi Naru to 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Độ giảm biên độ sau mỗi chu kì là: \(4\frac{\mu mg}{k}=4\frac{F_{cản}}{k}=4\frac{10^{-3}}{1}=4.10^{-3}m=0,4cm\)

    Sao 21 dao động, biên độ còn lại là: 10 - 21.0,4 = 1,6cm

    Lúc này vật đang ở biên độ 1,6cm và đi về VTCB mới (cách VTCB cũ là \(\frac{\mu mg}{k}=0,1cm\)).

    Thêm 0,25 dao động (0,25T) nữa thì vật qua VTCB mới và đi về biên, lúc này vật có biên độ mới là: 1,6 - 0,2 = 1,4cm.

    Do đó, sau 21,4 dao động  thì vật đang từ biên độ 1,2cm tiến đến VTCB mới và đạt tốc độ cực đại tại đây.

    Vậy tốc độ cực đại mà vật đạt đc là: \(\omega A'=\sqrt{\frac{k}{m}}A'=\sqrt{\frac{1}{0,1}}.\left(1,4-0,1\right)=1,3.\pi\)(cm/s)  \(=13\pi\)(mm/s)

      bởi Nguyễn Hương 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dao độg đh treo(điểm cố định ở phía trên) trên mặt phẳng nghiêng góc 60 độ so vs mặt phẳng nằm ngang,vật có khối lượng 100g,lò xo có k=10N/m,hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1.lấy g=Pi^2=10.kéo vật xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng sao cho lò xo bị dãn 15cm rồi buông nhẹ cho vật dđ đh.quãng đường vật đi đc đen khi vật dừng hẳn là 

    A.25cm

    B.40cm

    C.112,5cm

    D.12,5cm

      bởi Truc Ly 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • P N Fdh 60 x y O Fms

    Hợp lực tác dụng lên vật theo phương Oy: \(N-P\cos60^0=0\Leftrightarrow N=0,5mg\)

    Suy ra lực ma sát: \(F_{ms}=\mu N=0,5\mu mg\)

    Ở VTCB, lò xo giãn \(\Delta l_0\), ta có: \(k\Delta l_0=P\sin60^0\Rightarrow\Delta l_0=\frac{mg\sin60^0}{k}=\frac{0,1.10.\sin60}{10}=0,0866m=8,66cm\)

    Biên độ ban đầu: \(A_0=15-8,66=6,34cm\)

    Sai số bài toán không đáng kể khi ta coi vật dừng lại ở VTCB.

    Cơ năng ban đầu: \(W_0=\frac{1}{2}kA_0^2\)

    Cơ năng sau: \(W_1=0\) (vật dừng ở VTCB)

    Độ giảm cơ năng bằng công của lực ma sát, nên ta có: \(A_{ms}=W_0-W_1\Leftrightarrow F_{ms}.S=W_0\)

    \(\Leftrightarrow0,5.0,1.0,1.10.S=\frac{1}{2}.10.0,0634^2\)

    \(\Leftrightarrow S=0,4m=40cm\)

    Chọn B

     

      bởi Nguyễn Quốc Cường 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ khối lượng 100g đang dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tính tại vị trí cân bằng­­. Từ thời điểm \(t_1=0\) đến \(t_2= \frac {\pi} {48}s\), động năng của con lắc tăng từ 0,096J đến giá trị cực đại rồi giảm về 0,064J. ở thời điểm \(t_2\), thế năng của con lắc bằng 0,096J. Biên độ dao động của con lắc là:

    A.5,7 cm. 

    B.7,0 cm. 

    C.8,0 cm. 

    D.3,6 cm.

      bởi Nguyễn Quang Minh Tú 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tại t_2 ta có

    W_đ/W_t = 1 --> x=A/\eqrt{2}

    W_đ = W_t -->W= 2 W_đ =0.128

    tại t=0 W_t = W-W_đ =0.032 -->W_đ /W_t =3 hay  x =+-A/2

    w= 20 rad/s W=1/2w^2*m*A^2 --->A=8

    t/12+T/8 =5T/24=\pi/48 -->T=0.1\pi

      bởi Phạm Thuần 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ A = 0,1 m chu kì dao động T = 0,5 s. Khối lượng quả nặng m = 0,25 kg. Lực phục hồi cực đại tác dụng lên vật có giá trị

    A.0,4N. 

    B.4N. 

    C.10N.

    D.40N.

      bởi Mai Đào 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lực phục hồi cực đại \(F_{max}= kx_{max}= k.A= m(\frac{2\pi}{T})^2.A= \frac{0,25.4.10.0,1}{0,5^2}=4N.\)

    do \(k = m\omega^2 = m(\frac{2\pi}{T})^2.\)

      bởi Tran Thi Khanh Toan 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giúp mình bài này nhé:
    Con lắc lò xo nằm ngang, k=100N/m. m=1kg. hệ số ma sát 0.25. Kéo vật 5cm rồi thả nhẹ. g=10m/s^2. Tính tốc độ của vật khi đi đc 2cm kể từ ban đầu. 
    A.0.33 (m/s)

    B.- 24.5 (m/s)

    C.- 1  (m/s)

    D.- 38.75 (m/s)

      bởi thu phương 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  

    A B 0 5cm -5cm 3cm

    Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng

    Vật đi từ A được 2 cm tức là vật đang có li độ x = 3 cm.

    \(W_{A,x=5cm } = W_{B,x=3cm}\)

    => \(\frac{1}{2}kx_0^2 = A_{F_{ms}}+\frac{1}{2}mv_1^2+\frac{1}{2}kx_1^2\)

    => \(\frac{1}{2}k(x_0^2-x_1^2) = F_{ms}S+\frac{1}{2}mv_1^2\)

    =>\(\frac{1}{2}mv_1^2= \frac{1}{2}k(x_0^2-x_1^2) - \mu mgS\)

    =>\(\frac{1}{2}mv_1^2= \frac{1}{2}100(0,05^2-0,03^2) - 0,25.1. 10. 0,02\)

    => \(\frac{1}{2}mv^2 = 0,03\)

    => \(v = \sqrt{\frac{2.0,03}{1}} = 0,245 m/s.\)

    Mình nghĩ là kết quả là 0,245 m/s.

     

      bởi Aokienthuc.Com Thầy Đảo 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích cho dđđh. Tại vị trí lò xo ko biến dạng thì động năng bằng thế năng. Thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là 0,25s. Vật nặng có khối lượng m=100g , g=10m/s2, pi2=10. Tính độ cứng của lò xo?

      bởi thu hảo 14/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chọn trục tọa độ có chiều dương hướng xuống

    Tại vị trí lò xo không biến dạng thì \(x=-\Delta l_0\)

    Khi Wđ = Wt thì: \(x=\frac{A}{\sqrt{2}}\) \(\Rightarrow\Delta l_0=\frac{A}{\sqrt{2}}\)

    Khi lò xo bị nén thì: \(x<-\Delta l_0\)

    --> Thời gian lò xo nén: \(\Delta t=\frac{T}{4}=0,25\Rightarrow T=1s\)\(\Rightarrow\omega=2\pi\)rad/s

    Độ cứng lò xo: \(k=m\omega^2=0,1.\left(2\pi\right)^2=4\)(N/m)

     

      bởi Hiền Hiền 14/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON