Nội dung bài này giúp các em nắm được công thức của lực kéo về tác dụng vào vật dao động điều hòa, các công thức tính chu kì của con lắc lò xo. Công thức tính thế năng, động năng và cơ năng của con lắc lò xo. Nhận xét định tính về sự biến thiên động năng và thế năng của con lắc lò xo. Giải thích được tại sao dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa. Vận dụng được các biểu thức làm các bài tập đơn giản và nâng cao. Viết được phương trình động học của con lắc lò xo.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Con lắc lò xo
- Con lắc lò xo gồm một vật nặng m gắn vào 1 đầu của lò xo có độ cứng k và khối lượng không đáng kể. Đầu còn lại của lò xo cố định.
- Con lắc có 1 vị trí cân bằng mà khi ta thả vật ra vật sẽ đứng yên mãi. Nếu kéo vật khỏi vị trí cân bằng buông ra vật sẽ dao động quanh vị trí cân bằng, giữa hai vị trí biên.
2.2. Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học
- Xét vật ở li độ x, lò xo giản một đoạn \(\Delta l = x\) , lực đàn hồi \(F= -k \Delta l\)
- Tổng lực tác dụng lên vật \(F =- kx\)
- Theo định luật II Niu tơn: \(a = -\frac{k}{m} x\)
- Đặt \(\omega^2 = \frac{k}{m}\) \(\Rightarrow a+ \omega^2 x = 0\)
- Dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa:
+ Tần số góc: \(\omega= \sqrt{\frac{k}{m}}\)
+ Chu kì: \(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)
- Lực hướng về vị trí cân bằng gọi là lực kéo về. Lực kéo về có độ lớn tỉ lệ với li độ và gây gia tốc cho vật dao động điều hòa.
+ Biểu thức : \(F = - kx = - m{\omega ^2}x\)
+ Đặc điểm:
-
Là lực gây ra gia tốc cho vật dao động
-
Luôn hướng về VTCB và tỉ lệ với li độ dao động
-
Biến thiên điều hoà cùng tần số với li độ
2.3. Khảo sát dao động của lò xo về mặt năng lượng
a. Động năng của con lắc lò xo.
\(W_d = \frac{1}{2} m v^2\) (J)
b. Thế năng của con lắc lò xo.
\(W_t = \frac{1}{2} k x^2\) (J)
Chú ý : Thế năng và động năng của con lắc lò xo biến thiên điều hòa với chu kì \(\frac{T}{2}\).
c. Cơ năng của con lắc lò xo. Sự bảo toàn cơ năng.
- Cơ năng của con lắc:
\(W =\frac{1}{2} m v^2 + \frac{1}{2} k x^2\) (J)
- Khi không có ma sát thì cơ năng của con lắc được bảo toàn. Nó chỉ biến đổi từ thế năng sang động năng và ngược lại:
\(\Rightarrow W =\frac{1}{2} k A^2 =\frac{1}{2} m\omega^2 A^2\) = Hằng số
Nhận xét:
- Động năng và thế năng biến thiên cùng tần số góc \(2\omega \), tần số \(2f\), chu kỳ \(\frac{T}{2}\)
- Thời gian liên tiếp giữa 2 lần động năng bằng thế năng là \(\frac{T}{4}\)
- Cơ năng của con lắc lò xo luôn được bảo toàn và tỉ lệ với bình phương biên độ dao động
d. Chú ý :
- Đối với lò xo thẳng đứng :
- Độ biến dạng của lò xo thẳng đứng khi vật ở VTCB:
\(\Delta l = \frac{{mg}}{k}\) ⇒ \(T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta l}}{g}}\)
- Chiều dài lò xo tại VTCB:
\({l_{CB}} = {l_0} + \Delta l\,\,({l_0}\) là chiều dài tự nhiên \()\)
- Chiều dài cực tiểu (khi vật ở vị trí cao nhất): \({l_{Min}} = {l_0} + \Delta l-A\)
- Chiều dài cực đại (khi vật ở vị trí thấp nhất): \({l_{Max}} = {l_0} + \Delta l + A\)
\( \Rightarrow {l_{CB}} = \frac{{{l_{Min}} + {\rm{ }}{l_{Max}}}}{2}\)
- Lực đàn hồi cực đại: \({F_{Max}} = k(\Delta l + A)\) (lúc vật ở vị trí thấp nhất)
- Lực đàn hồi cực tiểu
+ Nếu \(A{\rm{ }} < \Delta l \Rightarrow {F_{Min}} = k(\Delta l - A)\)
+ Nếu \(A{\rm{ }} \ge \Delta l \Rightarrow {F_{Min}} = 0\) (lúc vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng)
Bài tập minh họa
Bài 1:
Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Lò xo có độ cứng K=40 N/m. Khi vật m của con lắc đi qua vị trí có li độ \(x= -2 cm\) thì thế năng của con lắc là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Ta có thế năng \(W_t=\frac{1}{2}kx^2=\frac{1}{2}.40.(-0,02)^2 = 0,008 (J)\)
Bài 2:
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T=0,5s, khối lượng của quả nặng là m=400g. Lấy \(\pi^2 =10\) , Tính độ cứng của lò xo.
Hướng dẫn giải:
Theo công thức tính chu kì dao động:\(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)\(\Rightarrow k=\frac{4\pi^2}{T^2}m\)\(\Rightarrow k=\frac{4\pi^2m}{T^2}=64 (N/m)\)
Bài 3:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng \((m = 250 g ; k = 100 N/m)\). Đưa vật lên trên theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn \(0,5 cm\) rồi thả nhẹ. Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\) . Tốc độ trung bình của vật trong thời gian từ lúc buông vật đến lúc lò xo dãn \(3,5 cm\) lần thứ 2 là ?
Hướng dẫn giải:
- Chu kì dao động:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} = 0,314s\)
- Độ dãn của lò xo tại vị trí cân bằng:\(\Delta l=\frac{mg}{k}=2,5cm\)
- Biên độ dao động của vật:
\(A = \Delta l - 0,5 = 2cm\)
- Khi lò xo dãn 3,5 cm vật ở dưới vị trí cân bằng và cách vị trí cân bằng 1 cm.
- Tại t = 0, vật ở vị trí cao nhất ⇒ Quãng đường vật đi được từ lúc t = 0 đến lúc lò xo dãn 3,5cm lần thứ 2 là: \(S=2A+\frac{A}{2}=5cm\)
- Thời gian từ lúc buông vật đến lúc lò xo dãn 3,5 cm lần thứ 2 là \(t=\frac{2T}{3}=0,209s\)
⇒ Tốc độ trung bình của vật:
\({v_{TB}} = \frac{S}{t} = 23,9cm/s\)
4. Luyện tập Bài 2 Vật lý 12
Qua bài giảng Con lắc lò xo này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
- Viết được công thức của lực kéo về tác dụng vào vật dao động điều hoà.
- Công thức tính chu kỳ của con lắc lò xo.
- Công thức tính thế năng, động năng và cơ năng của con lắc lò xo.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 0,1s
- B. 0.2s
- C. 0,3s
- D. 0,4s
-
- A. Tăng lên 3 lần
- B. Giảm đi 3 lần
- C. Tăng lên 2 lần
- D. Giảm đi 2 lần
-
- A. 1s
- B. 0,5s
- C. 0,32s
- D. 0,28s
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Con lắc lò xo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 12 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 13 SGK Vật lý 12
Bài tập 2 trang 13 SGK Vật lý 12
Bài tập 3 trang 13 SGK Vật lý 12
Bài tập 4 trang 13 SGK Vật lý 12
Bài tập 5 trang 13 SGK Vật lý 12
Bài tập 6 trang 13 SGK Vật lý 12
Bài tập 2.1 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.2 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.3 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.4 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.5 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.6 trang 6 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.7 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.8 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.9 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.10 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.11 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.12 trang 7 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.13 trang 8 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.14 trang 8 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.15 trang 8 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.16 trang 8 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.17 trang 8 SBT Vật lý 12
Bài tập 2.18 trang 8 SBT Vật lý 12
5. Hỏi đáp Bài 2 Chương 1 Vật lý 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247