YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Trình bày các thuộc tính, tính chất hai mặt và số lượng hàng hóa ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu trên 

    Lời giải tham khảo:

    • Hàng hoá: Là sản phảm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán. 
    • Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình: Lương thực, thực phẩm, sắt, thép ... hoặc ở dạng vô hình như những dịch vụ: Vận tải, thương mại hay sự phục vụ của giáo viên, bác sỹ, nghệ sỹ ... 

    Một sản phẩm muốn trở thành hàng hoá phải có hai thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng. 

    • Giá trị sử dụng hàng hoá: Là công cụ của hàng hoá để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người (có thể là nhu cầu sản xuất cũng có thể là nhu cầu tiêu dùng). Giá trị sử dụng hàng hoá là do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá quyết định. Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Xã hội loài người càng phát triển càng phát hiện ra nhiều thuộc tính tự nhiên có ích của vật phẩm và lợi dụng những thuộc tính tự nhiên đó để tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, than đá ngày xưa chỉ dùng làm chất đốt, nhưng khi hoa học kỹ thuật phát triển nó còn làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất. Giá trị sử dụng cho xã hội, không phải giành cho người sản xuất ra nó mà giành cho người mua nó. Do vậy: Giá trị sử dụng giành cho hàng hoá tuỳ thuộc vào sự đánh giá của người mua, tuỳ theo yêu cầu, thị hiếu của họ. 
    • Giá trị của hàng hoá: Muốn hiểu được giá trị hàng hoá cần tìm hiểu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là khả năng trao đổi của hàng hoá thể hiện ở tỷ lệ, theo đó một loại hàng hoá này được trao đổi với một loại hàng hoá khác. Ví dụ: 1m vãi = 5 kg thóc, sở dĩ vãi và thóc là hai loại hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có thể trao đổi với nhau được theo một tỷ lệ nhất định vì vãi và thóc đều là sản phẩm của lao động, chúng đều có cơ sở chung là hao phí lao động của con người. Sự hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá được gọi là giá trị. 
    • Giá trị của hàng hoá: Là lao động xã hội của con người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị. Giá trị phản ảnh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất hàng hoá.

    Mối quan hệ giữ hai thuộc tính

    Hai thuộc tính hàng hoá có mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẩn với nhau. 

    • Mặt thống nhất thể hiện hai chỗ: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nghĩa là một vật phải có đủ hai thuộc tính này mới là hàng hoá. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hoá. Chẳng hạn, một vật có ích (tức có giá trị) nhưng không do lao động tạo ra (tức không có kết tinh lao động) như: Không khí, ánh sáng, tự nhiên, ... sẽ không phải là hàng hoá. 
    • Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá thể hiện ở chỗ: 
      • Thứ nhất: Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá không đồng nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là: "kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi", tức đều là sự kết tinh của lao động đã được vật hoá. 
      • Thứ hai: Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hoá nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau cả về không gian và thời gian. Giá trị được thực hiện trước - trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau - trong lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, nếu giá trị của hàng hoá không thực hiện được (tức là không bán được) thì quá trình sử dụng nó cũng không được thực hiện. Nó thể hiện rõ nhất khi bùng nổ khủng hoảng "sản xuất thừa". 

    Tính chất hai mặt lao động sản xuất hàng hoá:

    Sở dĩ có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng là do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định. Tính chất hai mặt đó là: Lao dộng cụ thể và lao động trừu tượng. 

    • Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Ví dụ: Lao động cụ thể của người thợ may, thợ dệt, thợ cơ khí, ... mỗi lao động cụ thể có một mục đích, đối tượng, phương pháp lao động, tư liệu lao động và kết quả sản xuất riêng. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Trong một hình thái kinh tế - xã hội, những hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát triển của kỹ thuật, lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản xuất ra. Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn. 
    • Lao động trừu tượng: Là sự hao phí óc, sức thần kinh và sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào. Lao động trưù tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa và mang tính xã hội do mục đích của sản xuất là để trao đổi. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu lao động cụ thể chỉ là 1 trong 2 nhân tố tạo thành giá trị sử dụng, thì lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của mọi loại hàng hóa chỉ là sự kết tinh của lao động trừu tượng. Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân, lao động trưù tượng phản ánh tính chất xã hội. 

    Lượng giá trị của hàng hoá

    Giá trị của hàng hoá có hai mặt: Chất & Lượng 

    • Chất của giá trị: Là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. 
    • Lượng của giá trị: Là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, được đo bằng thời gian lao động để sản xuất ra hàng hoá, tính bằng ngày, giờ, phút, giây,... 
    • Lượng giá trị trong xã hội của hàng hoá không tính bằng thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động xã hội cần thiết. 
    • Thời gian lao động xã hội cần thiết: Là một hời gian sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường, trình độ kỹ thuật và cường độ lao động trung bình trong xã hội đó. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hoá gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất ra đa số loại hàng hoá đó trên thị trường. Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác. 

    Thước đo lượng giá trị của hàng hóa 

    • Là lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa và được tính bằng thước đo giá trị thời gian như: 1 giờ lao động, 1 ngày lao động ...
    • Thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết: Là thời gian cần thiết để tạo ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kinh tế trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. 

    Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá 

    • Năng suất lao động: Là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Có hai loại năng suất lao động: Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Năng suất càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại. Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.... 
    • Cường độ lao động: Là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. Mức độ phức tạp của lao động. Có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. 
    • Lao động giản đơn: Là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. 
    • Lao động phức tạp: Là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn với lao động giản đơn, nhưng trong quá trình trao đổi mọi lao động phức tạp đều phải quy thành lao động giản đơn. 

    Ý nghĩa của việc nghiên cứu trên 

    • Đem lại cho học thuyết lý luận giá trị lao động một cở sở khoa học thật sự. Các nhà kinh tế học trước Mác cho rằng lao động tạo ra giá trị, nhưng không biết mặt lao động nào tạo ra giá trị. C. Mác phát hiện ra mặt lao động trừu tượng của người sản xuất hàng loạt ra giá trị hàng hoá. 
    • Nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mac đã giải thích được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư, phân tích được bản chất bất biến và tư bản khả biến,... Do đó, đem lại cơ sở khoa học vũng chắc học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết tích luỹ, học thuyết tái sản xuất, ...
    • Do lao động tạo ra giá cho hàng hoá nên trong nền sản xuất hàng hoá của Việt Nam hiện nay cũng phải chú ý đến lao động trừu tượng.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF