Giải bài 2.13 tr 8 sách BT Lý lớp 12
Một con lắc lò xo có khối lượng m = 50 g, dao động điều hoà trên trục x với chu kì T = 0,2 s và biên độ A = 0,2 m. Chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng, chọn gốc thời gian là lúc con lắc qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
a) Viết phương trình dao động của con lắc.
b) Xác định độ lớn và chiều của các vectơ vận tốc, gia tốc và lực kéo về tai thời điếm t = 3T/4
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Theo bài ra ta có:
Tần số góc : \(\omega = \frac{{2\pi }}{T} = 10\pi \) (rad/s)
Tại thời điểm ban đầu, vật ở vị trí cân bằng và đi theo chiều âm nên ta có
\(\left\{ \begin{array}{l} x = Acos\varphi = 0 \Rightarrow cos\varphi = 0\\ v = - A\omega sin\varphi < 0 \Rightarrow sin\varphi > 0 \end{array} \right. \Rightarrow \varphi = \frac{\pi }{2}\)
Phương trình dao động của vật là: \(x = 0,2\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\)
b) Tại thời điểm \(t = \frac{{3T}}{4}\) nên ta có
\(\begin{array}{l} (\omega t + \varphi ) = \left[ {\frac{{2\pi }}{T}.\frac{{3T}}{4} + \frac{\pi }{2}} \right] = 2\pi ;\\ v = - A\omega sin2\pi = 0\\ a = - {\omega ^2}Acos2\pi = - {(10\pi )^2}(0,2).1 = - 197 \approx - 200m/{s^2} \end{array}\)
Ta thấy vecto \(\vec a\) hướng theo chiều âm của trục x về vị trí cân bằng
\(F = ma = 0,050.( - 197) = - 9,85 \approx - 9,9N < 0\)
Vecto \(\vec F\) cùng hướng cùng chiều với vecto \(\vec a\)
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
-
Tính thế năng của con lắc khi đi qua vị trí có li độ 4cm theo chiều âm
bởi Đặng Ngọc Trâm 10/09/2018
Một con lắc lò xo có độ cứng 100N/m.Khi vật có khối lượng m đi qua vị trí có li độ 4cm theo chiều âm thì thế năng của con lắc đó là bao nhiêu
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính chiều dài lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên là 30 cm ở vị trí cân bằng
bởi Mai Trang 10/09/2018
Vật cân nặng 100g được treo và đầu dưới của một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên là 30 cm độ cứng 100N/m lấy g=10m/s2 . Chiều dài lò xo ở vị trí cân bằng là
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
vật khối lượng m được gắn lần lượt vào hai lò xo có độ cứng k1,k2 thì chu kì lần lượt là T1 và T2. biết T2=2T1 ,k1+k2=5 N/m. giá trị của k1,k2 lần lượt là
A. 3N/m ; 2 N/m
B. 2 N/m ; 3N/m
C. 4 N/m ; 1 N/m
D. 1N/m ; 4 N/m
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tìm độ lớn lực đàn hồi của lò xo khi vật dao động với phương trình x = 10sin10t cm ở vị trí cao nhất
bởi Cam Ngan 10/09/2018
1) Một lò xo nhẹ đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn vật nhỏ m. Chọn trục Ox thẳng đứng, gốc O ở vị trí cân bằng của vật. Vật dao động điều hoà trên Ox với phương trình x = 10sin10t cm lấy g = 10m/s^2, khi vật ở vị trí cao nhất thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn là ?
A. 10N
B. 1N
C.0N
D. 1,8N
2) Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số góc 20 rad/s tại vị trí có gia tốc trọng trường 10m/s^2, khi qua vị trí có li độ x = 2cm vật có vận tốc 40căn3 cm/s. Lực đàn hồi cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động có độ lớn là ?
A. 0,2N
B. 0,4N
C. 0,1N
D. 0
Mọi người có thể giải chi tiết giúp mình 2 câu này được không mình đã cố hết sức mà mãi vẫn không ra được mình cảm ơn ạ !
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính chu kì dao động của lò xo nếu chịu tác dụng của lực kéo 1 N thì giãn thêm 1cm
bởi Nguyễn Vân 10/09/2018
một lò xo,nếu chịu tác dụng của lực kéo 1 N thì nó giãn thêm 1cm. treo vật nặng 1kg vào con lắc rồi cho nó dao động theo phương thẳng đứng. lấy g=10m/s2 ,chu kì dao động của vật là
A.0.314s
B. 0,628s
C.0,157s
D. 0,5s
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính chu kì dao động của con lắc lò xo DĐĐH với biên độ 5 cm, chu kì dao động T=0,4s
bởi Lan Ha 10/09/2018
kích thích cho vật nặng của con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 5 cm thì chu kì dao động là T=0,4s. nếu kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ dao động là 10 cm thì chu kì dao động của nó có thể nhận giá trị nào
A. 0,2 s
B. 0,4s
C. 0,8 s
D. 1,6 s
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
hai lò xo có độ cứng k1,k2 có chiều dài bằng nhau. khi treo vật khối lượng m vào lò xo k1 thì chu kì dao động của vật là T1=0,3s .khi treo vật vào lò xo k2 thì chu kì dao động của vật là T2=0,4s. khi treo vật vào hệ 2 lò xo nối song song thì chu kì dao động của vật là:
A. 0,5s
B. 0,7s
C. 0,24s
D. 0,35s
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính tần số dao động của con lắc lò xo treo thắng đứng, vật DĐĐH theo phương trình x=4cos(ωt)
bởi Bảo Lộc 10/09/2018
Con lắc lò xo treo thắng đứng, vật dao động điều hoà theo phương trình x=4cos(\(\omega\) t) trong quá trình dao động, tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại và lực kéo về cực đại là 2. Lấy \(\pi^2\)=10, g=10 m/s2
tần số dao động của vật là:
a)1Hz B)0.5Hz C)2.5Hz D)5Hz
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Tính tần số khi gắn vật m vào lò xo có độ cứng K=2k1+3k2
bởi Co Nan 10/09/2018
Vật m gắn vào lo xo K1 thì vật dao động với chu kì t1=0,3s, gắn vật m vào lo xo K2 thì vật dao động với chu kì t2=0,4s. Hỏi nếu gắn vật m vào lò xo có độ cứng K=2k1+3k2 thi tan số sẽ bằng bao nhiêu
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Tính năng lượng dao động của con lắc lò xo có vật nặng khối lượng m = 1kg DĐĐH trên phương ngang
bởi Phan Thiện Hải 10/09/2018
một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng m = 1kg dao động điều hòa trên phương ngang. Khi vật có vận tốc v = 10cm/s thì thế năng bằng ba lần động năng. Năng lượng dao động của vật là
a. 0,03J B. 0,00125J C. 0,04J D. 0,02JTheo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc lò xo DĐĐH với phương trình x = 10cos ωt(cm)
bởi Nguyễn Bảo Trâm 10/09/2018
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x = 10cos ωt(cm). Tại vị trí có li độ x = 5cm tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là:
A. 1 B. 2 C. 3 D.4Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tìm chu kỳ dao động của hai vật có khối lượng là m1=100g, m2=400g dao động với lò xo có k=10N/m
bởi Bánh Mì 10/09/2018
Cho một lò xo có k=10N/m, hai đầu lò xo gắn vào hai vật có khối lượng là m1=100g, m2=400g. Hệ hai vật và lò xo được đặt nằm ngang và không có ma sát. Kích thích cho hai vật dao động bằng cách kéo lò xo biến dạng rồi thả nhẹ. Tìm chu kỳ dao động của mỗi vật ?
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tìm chu kì T của lò xo khi cắt thành 3 phần có chiều dài đúng tỉ lệ 1:2:3 ?
bởi trang lan 07/01/2019
Quả cầu m gắn vào lò xo có độ cứng k thì nó dao động chu kì T. Cắt lò xo thành 3 phần có chiều dài đúng tỉ lệ 1:2:3. Lấy phần ngắn nhất và treo quả cầu vào thì chu kì T có giá trị ?
Giải chi tiết giúp em với em cảm ơn ạ !
Theo dõi (0) 38 Trả lời -
Tính độ lớn lực đàn hồi cực đại của con lắc lò xo gồm một quả nặng có khối lượng m=0,2kg treo vào lò xo có độ cứng k=100N/m
bởi Suong dem 10/09/2018
Một con lắc lò xo gồm một quả nặng có khối lượng m=0,2kg treo vào lò xo có độ cứng k=100N/m. Cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A=1,5cm. lực đàn hồi cực đại có giá trị
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng 400g treo vào con lắc lò xo DĐĐH với biên độ 4cm, chu kì 0,5s
bởi Nguyễn Tiểu Ly 10/09/2018
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ 4cm, chu kì 0,5s. Khối lượng quả nặng 400g. Lấy g=pi2=10m/s2. giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng là
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính giá trị cực tiểu và cực đại của lực đàn hồi của lò xo có độ cứng k=20N/m trong quá trình vật dao động
bởi Naru to 10/09/2018
Một lò xo có độ cứng k=20N/m treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới lò xo một vật có khối lượng m=200g. Từ VTCB nâng vật lên 5cm rồi buông nhẹ ra. Lấy g=10m/s2. Trong quá trình vật dao động , giá trị cực tiểu và cực đại của lực đàn hồi của lò xo là
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Con lắc lò xo có độ cứng k=100N/m treo thẳng đứng dao động điều hòa, ở vị trí cân bằng lò xo dãn 4cm. Độ dẫn cực đại của lò xo khi dao động là 9cm. Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài ngắn nhất bằng
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
tính chu kì dao động tự do của con lắc dãn thêm 2,5cm khi treo vật nặng vào
bởi Nguyễn Trọng Nhân 10/09/2018
Một lò xo dãn thêm 2,5cm khi treo vật nặng vào. Lấy g=pi2 =10m/s2. Chu kì dao động tự do của con lắc bằng
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính độ cứng còn lại của lò xo có độ cứng ko=300N/m khi cắt lò xo ngắn đi một đoạn có chiều dài là lo/4
bởi Phan Quân 10/09/2018
Từ một lò xo có độ cứng ko=300N/m và chiều dài lo, cắt lò xo ngắn đi một đoạn có chiều dài là lo/4. Độ cứng của lò xo còn lại bây giờ là
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính độ cứng của hệ 2 lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1=1N/cm; k2=150N/m được mắc nối tiếp
bởi Nguyễn Phương Khanh 10/09/2018
Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1=1N/cm; k2=150N/m được mắc nối tiếp. Độ cứng của hệ hai lò xo trên là
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính độ lớn lực đàn hồi lớn nhất của lò xo DĐĐH theo phương thẳng đứng với phương trình dao động x=2cos10pi.t(cm)
bởi Lê Vinh 10/09/2018
Cho con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình dao động là x=2cos10pi.t(cm). Biết vật nặng có khổi lượng m=100g, lấy g=pi2=10m/s2. Lực đẩy đàn hòi lớn nhất của lò xo bằng
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính biên độ dao động riêng cực đại của vật mà chưa làm lò xo chịu được lực kéo tối đá là 15N đứt
bởi Hoa Hong 10/09/2018
Một vật có khổi lượng m=1kg được treo lên một lò xo vô cùng nhẹ có độ cứng k=100N/m. Lò xo chịu được lực kéo tối đá là 15N. Tính biên độ dao động riêng cực đại của vật mà chưa làm lò xo đứt. Lấy g=10m/s2
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính biên độ dao động của vật DĐĐH ở vị trí thấp nhất thì gia tốc bằng 24,5m/s2
bởi Thanh Truc 10/09/2018
Một lò xo khối lượng không đáng kể, có chiều dài tự nhiên 20cm,một đầu cố dịnh. Treo vào đầu còn lại của lò xo một vật có khối lượng m, khi cân bằng lò xo dài 22cm. Kích thích cho vật dao động điều hào. Khi vật ở vị trí thấp nhất thì gia tốc bằng 24,5m/s2. Lấy g=9,8. Biên độ dao động của vật bằng?
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Thời điểm nào không phải là thời điểm động năng bằng thế năng của con lắc lò xo DĐĐH với phương trình x=Acos( πt - π/2 ) (cm,s)
bởi Nguyễn Lệ Diễm 15/09/2018
Một con lắc lò xo dao động điều hòa tự do có phương trình x=Acos(\(\pi\)t - \(\dfrac{\pi}{2}\)) (cm,s). Thời điểm nào sau đây không phải là thời điểm động năng bằng thế năng?
A. t=1,25s
B. t=0,75sC. t=1s
D. t= 0,25s
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật dao động theo phương nằm ngang với biên độ A=8cm, chu kỳ T=0,5s
bởi Thụy Mây 10/09/2018
con lắc lò xo dao động theo phương nằm ngang với biên độ A=8cm, chu kỳ T=0,5s. khối lượng của vật là 0,4kg (lấy \(\pi^2\)=10). giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vài vật là
a. Fmax=512N
b. Fmax=5,12N
c. Fmax=256N
d. Fmax=2,56N
Theo dõi (0) 4 Trả lời