Bài tập 79 tr 114 sách BT Toán lớp 9 Tập 2
Cho nửa đường tròn đường kính \(AB.\) Gọi \(C\) là một điểm chạy trên nửa đường tròn đó. Trên \(AC\) lấy điểm \(D\) sao cho \(AD = CB.\) Qua \(A\) kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn rồi lấy \(AE = AB\) (\(E\) và \(C\) cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ \(AB\))
\(a)\) Tìm quỹ tích điểm \(D\)
\(b)\) Tính diện tích phần chung của hai nửa hình tròn đường kính \(AB\) và \(AE.\)
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
Ta sử dụng kiến thức:
+) Trong một đường tròn, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
+) Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
+) Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
+) Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
+) Diện tích hình quạt tròn bán kính \(R,\) cung \(n^\circ\) được tính theo công thức: \(S=\dfrac{\pi R^2n}{360}.\)
+) Trong đường tròn \(R,\) độ dài \(l\) của một cung \(n^\circ\) được tính theo công thức: \(l=\dfrac{\pi Rn}{180}.\)
Lời giải chi tiết
\(a)\) Chứng minh thuận
Nối \(DE.\) Xét \(∆ABC\) và \(∆AED:\)
\(AB = AE\;\; (gt)\)
\(AD = BC \;\;(gt)\)
\(\widehat {EAD} = \widehat {ABC}\) (hệ quả góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung)
Suy ra: \(∆ABC = ∆EAD \;\;(c.g.c)\)
\( \Rightarrow \widehat {EDA} = \widehat {ACB}\)
Mà \(\widehat {ACB} = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
\( \Rightarrow \widehat {EDA} = {90^0}\)
Điểm \(C\) chuyển động trên nửa đường tròn đường kính \(AB\) thì điểm \(D\) luôn nhìn đoạn \(AE\) cố định dưới một góc bằng \(90^0\) nên điểm \(D\) nằm trên nửa đường tròn đường kính \(AE\) nằm trong nửa mặt phẳng bờ \(AE\) chứa nửa đường tròn đường kính \(AB.\)
Chứng minh đảo:
Trên nửa đường tròn đường kính \(AE\) lấy điểm \(D’\) bất kỳ, đường thẳng \(AD’\) cắt nửa đường tròn đường kính \(AB\) tại \(C’.\) Nối \(ED’, BC’.\)
Xét \(∆AD'E\) và \(∆BC'A:\)
\(\widehat {D'} = \widehat {C'} = {90^0}\) (các góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
\(AE = AB\;\; (gt)\)
\(\widehat {EAD} = \widehat {ABC'}\) (\(2\) góc cùng phụ \(\widehat {C'AB}\))
Suy ra: \(∆AD'E = ∆BC'A\) (cạnh huyền, góc nhọn)
\( \Rightarrow AD' = BC'\)
Vậy khi điểm \(C\) chạy trên nửa đường tròn đường kính \(AB\) thì quỹ tích điểm \(D\) là nửa đường tròn đường kính \(AE.\)
\(b)\)
Gọi tâm hai nửa đường tròn đường kính \(AB\) và \(AE\) lần lượt là \(O\) và \(O’,\) giao điểm thứ hai của hai đường tròn là \(M\)
Ta có: \(OA = OM = O’A = O’M\) (vì \(AB = AE\))
Suy ra tứ giác \(AOMO’\) là hình thoi.
Ta lại có: \(\widehat A = {90^0}\) nên tứ giác \(AOMO’\) là hình vuông
Vậy tứ giác \(AOMO’\) là hình vuông
Diện tích phần chung của hai nửa hình tròn bằng diện tích hai quạt tròn có cung \(\overparen{AmM}\) trừ đi diện tích hình vuông
Diện tích hình quạt tròn \(AOM\) bằng:
\(\displaystyle {{\pi {{\left( \displaystyle {{{AB} \over 2}} \right)}^2}.90} \over {360}} = {{\pi A{B^2}} \over {16}}\)
Diện tích của hình vuông \(AOMO’\) bằng:
\(\displaystyle {\left( {{{AB} \over 2}} \right)^2} = {{A{B^2}} \over 4}\)
Diện tích phần chung bằng:
\(\displaystyle 2.{{\pi A{B^2}} \over {16}} - {{A{B^2}} \over 4} = {{\pi A{B^2}} \over 8} - {{2A{B^2}} \over 8}\)
\( =\displaystyle {{A{B^2}} \over 8}\left( {\pi - 2} \right)\) (đơn vị diện tích)
-- Mod Toán 9 HỌC247
-
Tính chu vi của đường tròn ngoại tiếp và diện tích của hình tròn nội tiếp hình vuông có cạnh 20 cm
bởi thanh hằng 24/01/2019
Tính chu vi của đường tròn ngoại tiếp và diện tích của hình tròn nội tiếp hình vuông có cạnh 20 cm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vẽ đồ thi hàm số y = -4x + 2
bởi Nguyễn Thanh Hà 25/01/2019
GIẢI GIÚP EM MẤY CÂU NÀY VỚI . Máy em viết dấu nặng không đc hơi khó đoc thông cảm
Câu 1 : a) Vẽ đồ thi hàm số y = -4x + 2 ( d1 )
b) Xác đinh a, b để đường thẳng ( d2 ): y = ax + b song song với đường thẳng ( d1 ) và cắt truc hoành tai điểm có hoành đô bằng -2
Câu 2 : Cho pt x2 + 2(m-1)x + 2m - 4 = 0 (1) ( m là tham số )
a) Tìm m để pt (1) có hai nghiêm trái dấu
b) Goi x1 , x2 là hai nghiêm của pt (1) . Tìm giá tri của m sao cho :
x1 (1 - 2x2 ) + x2 (1 - x1 ) = 22
Câu 3 : ( sản xuất thiết bi điên )
Để sản xuất môt thiết bi điên loai A cần 3kg đồng và 2kg chì , để sản xuất môt thiết bi điên loai B cần 2kg đồng và 1kg chì . Môt cơ sở sản xuất thiết bi điên hiên có 130kg đồng và 80kg chì . Theo em cơ sở phải sản xuất bao nhiêu thiết bi điên loai A và loai B để vừa hết khối lương đồng và chì hiên có ?
Câu 4 : Cho tam giác BCD cân tai D ( góc D < 90 đô ) nôi tiếp đường tròn ( O ) . Tiếp tuyến tai B của đường tròn cắt tiếp tuyến CD tai P . Goi M là canh trung điểm của CD .
a) Chứng minh : tứ giác PBOM nôi tiếp
b) Chứng minh : BP2 = PC.PD
c) Chứng minh :DO vuông góc với BC
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh tứ giác IEDB là tứ giác nội tiếp
bởi minh thuận 25/01/2019
Cho điểm B nằm giữa 2 điểm A và C . Vẽ nữa đường tròn (o) đường kính BC . Gọi I là trung điểm của AB . Kẻ tiếp tuyến ID ( D là tiếp điểm ) với nửa đường tròn (o) . Đường vuông góc với AB tạo I cắt CD ở E . Cm:
a) tứ giác IEDB là tứ giác nội tiếp
b) ^C = ^BEI
c) AE // BDTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh HC=2NO
bởi Lê Thánh Tông 25/01/2019
Cho tam giác ABC có 3 góc đề nhọn và góc BAC=45 độ. Hai đường cao BD, CE cắt nhau tại H. Gọi I là trung điểm của DE ,kẻ EM vương góc với AC ( M thuộc AC), kẻ DN vuông góc với AB ( N thuộc AB). Gọi O là trung điểm của EM và DN
a. tứ giác EHDO là hình gì ?
b, Chứng minh HC=2NOc, Chứng minh đường thẳng HI đi qua trọng tâm tam giác ABC
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh ME là tiếp tuyến của đường tròn (O)
bởi minh vương 25/01/2019
Cho đường tròn (O), dây BC, điểm H nằm giữa B và C.Đường vuông góc với BC tại H cắt cung lớn BC ở A.Kẻ dây AD song song với BC. Kẻ dây DK đi qua H.Kẻ đường kính AE cắt BC ở I. Kẻ dây KF đi qua I. Gọi M là giao điểm của AF và BC. CMR : ME là tiếp tuyến của đường tròn (O)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho tam giác ABC có các góc đều nhọn và có ba đường cao là AD, BE, CF cắt nhau tại H.
a) CM các tứ giác BCEF, AEHF là các tứ giác nội tiếp
b) CM: EH.EB = EA.EC
c) CM: H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác DÈ
d) Cho AD=5, BD=3, CD=4. Tính diện tích tam giác BHCTheo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 77 trang 114 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 78 trang 114 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.1 trang 114 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.2 trang 115 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.3 trang 115 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.4 trang 115 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.5 trang 115 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.6 trang 115 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.7 trang 116 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.8 trang 116 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.9 trang 116 SBT Toán 9 Tập 2
Bài tập 3.10 trang 116 SBT Toán 9 Tập 2