Ôn tập Sinh học 9 Chương 4 Bảo vệ môi trường
Hoc247 xin giới thiệu Bộ tài liệu Ôn tập Sinh học 9 Chương 4 với kết cấu tóm tắt lý thuyết, câu hỏi ôn tập, lý thuyết và giải bài tập SGK cho từng bài học trong chương. Không chỉ thế các em còn có thể thi online hoặc tải về máy bất cứ lúc nào một cách nhanh và chính xác nhất nhằm giúp các em có một kênh thông tin để đối chiếu sau khi kỳ thi kết thúc.
Đề cương ôn tập Sinh học 9 Chương 4
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Nội dung này có hai phần chính: Phần 1 là khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Sau bài học học sinh có thể phân biệt được tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. Phần 2 là các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên như sử dụng hợp lí tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng.
a. Các dạng tài nguyên
+ Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần (khoáng sản): Than đá dầu mỏ, sắt, vàng, đá quý, đá vôi...
+ Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được quản lý tốt như: Tài nguyên đất, nước, sinh vật biển, tài nguyên nông nghiệp.
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều... được thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
b. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Sử dụng hợp lý tài nguyên đất : Trồng cây gây rừng
+ Không làm cho đất bị thoái hoá
+ Nâng cao độ màu mỡ của đất
Tình trạng của đất |
Có thực vật bao phủ |
Không có thực vật bao phủ |
Đất bị khô hạn |
ít bị khô hạn |
Bị khô hạn |
Đất bị xói mòn |
ít bị xói mòn |
Xói mòn nhanh chóng |
Độ màu mỡ |
Độ màu mỡ cao |
Độ màu mỡ giảm dần |
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên nước :
- Không làm ô nhiễm và cạn kiện nguồn nước.
- Xây dựng hệ thống thoát nước
- Xây dựng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp
- Không đổ rác thải xuống dòng sông
- Trồng rừng tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm.
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
- Kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng
- Thành lập các khu bảo tồn thiên thiên.
- Xây dựng các vườn quốc gia
2. Khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã
Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Trước hết cần bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái. Trồng cây gây rừng và bảo vệ thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn đất, giữ ẩm cho đất, cung cấp thức ăn chỗ ở cho các loài động vật.
Nội dung chủ yếu của bài học là nguyên nhân vì sao cần phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã, các biện pháp bảo vệ thiên nhiên và vai trò của mỗi học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
+ Bảo vệ tài nguyên sinh vật :
+ Cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá.
- Trồng cây gây rừng
- Tăng cường công tác thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lý
- Bón phân hợp lý và hợp vệ sinh
- Chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp có năng suất cao
3. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
Các hệ sinh thái quan trọng cần bảo vệ là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp... Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của trái đất. Biện pháp duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp là bên cạnh việc bảo vệ cần phải cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Nội dung chủ yếu của bài học là sự đa dạng của các hệ sinh thái và các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và các hệ sinh thái nông nghiệp.
a) Sự đa dạng của hệ sinh thái.
Các kiểu hệ sinh thái |
Các hệ sinh thái chủ yếu |
|
Hệ sinh thái trên cạn |
- Hệ sinh thái rừng (rừng nửa nhiệt đới, rừng là rộng, rừng lá kim) - Các hệ sinh thái thảo nguyên - Các hệ sinh thái hoang mạc - Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng - Hệ sinh thái núi đá vôi |
|
Hệ sinh thái dưới nước |
Hệ sinh thái nước mặn |
- Hệ sinh thái vùng biển khơi - Các hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển...) |
Hệ sinh thái nước ngọt |
- Các hệ sinh thái sông,suối (hệ sinh thái nước chảy) - Các hệ sinh thái ao hộ (Hệ sinh thái nước đứng) |
b) Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Xây dựng kế hoạch để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
- Trồng rừng
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.
4. Luật Bảo vệ môi trường
Nội dung chủ yếu của bài học là sự cần thiết ban hành luật Bảo vệ môi trường, một số nội dung cơ bản của luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam và trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật Bảo vệ môi trường, vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
* Những điểm cần chú ý:
+ Luật Bảo vệ môi trường gồm 7 chương và 55 điều, việc tổ chức cho học sinh hoạt động rồi nắm những điều cơ bản của luật là rất khó, phụ thuộc vào việc chọn nội dung học và hoạt động sinh động trong giờ học (Học sinh chỉ học nội dung của 2 chương II và III).
+ Các hoạt động trong giờ học chủ yếu dựa trên những hiểu biết đã có của học sinh. Để học sinh dễ trả lời vào bảng 61.1, bài học đã sử dụng phương pháp so sánh, sách giáo khoa đưa ra các nội dung của luật, học sinh trả lời các ý ngược lại.
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lý chất thải bằng công nghệ thích hợp.
- Các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
B. Một số câu hỏi ôn tập chương 4
Câu 1. Trong những khu rừng nổi tiếng của nước ta dưới đây, khu rừng nào được bảo vệ tốt?
- Rừng Cúc phương, rừng Bạch mã, rừng Pù mát, rừng Cát bà, rừng tràm U Minh, rừng Cát tiên...
- Từ đó đề ra biện pháp giữ gìn bảo vệ rừng.
Trả lời
* Những khu rừng được bảo vệ tốt: Rừng Cúc phương, rừng Bạch Mã, Rừng Pù mát, rừng Cát bà, rừng Cát tiên...
* Biện pháp:
+Tuyên truyền cho mọi người hiểu về tác dụng của rừng để có ý thức bảo vệ
+ Khai thác hợp lý tài nguyên rừng (không chặt phárừng bừa bãi)
+ Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia
Câu 2. Những hành động sau đây:
- Đổ rác thải ra sông
- Đốt cây rừng lấy than
- Phun thuốc trừ sâu
- Săn bắt động vật quý hiếm
- Chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ
- Trồng cây trên đồi trọc
Hành động nào làm suy thoái môi trường. Hãy đề ra cách khắc phục?
Trả lời
* Những hành động làm suy thoái môi trường
- Phun thuốc trừ sâu
- Đổ rác thải ra sông
- Săn bắt động vật quý hiếm
- Chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ
* Biện pháp khắc phục :
- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Có ý thức bảo vệ môi trường
- Không săn bắt động vật quý hiếm
- Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hoá chất thực vật
- Trồng cây gây rừng
- Tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ chính mình và bảo vệ đất nước.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 4
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 58 Sử dụng hợp lí TNTN
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 Khôi phục MT và giữ gìn TNHD
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 60 BVĐD các hệ sinh thái
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 61 Luật bảo vệ môi trường
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
Tài liệu tham khảo
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
-
40 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương Bảo vệ môi trường Sinh học 9 có đáp án
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Bảo vệ môi trường Sinh học 9 có đáp án
Đề kiểm tra Sinh học 9 Chương 4
Trắc nghiệm online Chương 4 Sinh 9 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.
Lý thuyết từng bài chương 4 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết Sinh học 9 Chương 4
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 58 Sử dụng hợp lí TNTN
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 59 Khôi phục MT và giữ gìn TNHD
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 60 BVĐD các hệ sinh thái
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 61 Luật bảo vệ môi trường
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 62 Thực hành
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 64 Tổng kết
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 65 Tổng kết (t2)
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 66 Tổng kết (t3)
Giải bài tập Sinh học 9 Chương 4
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 58
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 59
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 60
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 61
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 63
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 64
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 65
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 4 Bài 66
Các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem nội dung chi tiết của tài liệu Ôn tập Sinh học 9 Chương 4 Bảo vệ môi trường. Hy vọng tài lệu em giúp ích cho các em ôn tập. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247!



