Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 10 chương Cấu trúc của tế bào Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 50 SGK Sinh học 10
Thế nào là vận chuyển thụ động?
-
Bài tập 2 trang 50 SGK Sinh học 10
Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động?
-
Bài tập 3 trang 50 SGK Sinh học 10
Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
-
Bài tập 4 trang 50 SGK Sinh học 10
Khi tiến hành ẩm bào làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?
-
Bài tập 17 trang 55 SBT Sinh học 10
Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào?
-
Bài tập 18 trang 56 SBT Sinh học 10
Hình vẽ sau cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.
Hãy cho biết 1, 2, 3 có thể là những chất gì? Nêu cơ chế vận chuyển các chất 1, 2,3, đó?
-
Bài tập 20 trang 57 SBT Sinh học 10
Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau? Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào các tế bào có thể "chọn" được các chất cần thiết trong hàng loạt các chất ở xung quanh để đưa vào tế bào?
-
Bài tập 17 trang 61 SBT Sinh học 10
Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào? Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Cho ví dụ minh hoạ?
-
Bài tập 18 trang 61 SBT Sinh học 10
Hãy ghép các chú thích sau đây vào hình:
a) Vận chuyển các chất nhờ kênh chuyên hoá.
b) Vận chuyển glucôzơ qua kênh màng (cần có năng lượng).
c) Con đường vận chuyển các phân tử nhỏ (như O2; CO2...) hay các ion nhỏ (như Na+; Cr...).
-
Bài tập 19 trang 61 SBT Sinh học 10
Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động?
-
Bài tập 20 trang 61 SBT Sinh học 10
Tại sao khi rửa rau sống nếu ta cho nhiều muối vào nước để rửa rau thì rau rất nhanh bị héo?
-
Bài tập 21 trang 61 SBT Sinh học 10
Tại sao khi ta chẻ rau muống nếu không ngâm vào nước thì sợi rau thẳng nhưng nếu ngâm vào nước sạch thì sợi rau chẻ lại cong lên?
-
Bài tập 22 trang 61 SBT Sinh học 10
Tại sao dưa muối lại có vị mặn và bị nhăn nheo?
-
Bài tập 56 trang 75 SBT Sinh học 10
Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động có tính chọn lọc là
A. kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có phân tử prôtêin đặc hiệu.
B. kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch nồng độ.
C. có ATP, kênh prôtêin vận chuyển đặc hiệu.
D. có sự thẩm thấu hoặc khuếch tán.
-
Bài tập 58 trang 75 SBT Sinh học 10
Ete là chất gây mê có thể tan trong lipit đi vào trong tế bàọ bằng cách nào sau đây?
A. Khuếch tán qua kênh prôtêin đặc hiệu.
B. Qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào.
C. Vận chuyển chủ động qua màng.
D. Ẩm bào bằng biến dạng màng tế bào.
-
Bài tập 59 trang 75 SBT Sinh học 10
Điều gì sẽ xảy ra nếu kênh prôtêin xuyên màng đặc hiệu của glucôzơ không hoạt động?
A. Glucôzơ sẽ được hoạt tải vào tế bào.
B. Glucôzơ sẽ không vào được tế bào.
C. Glucôzo sẽ khuếch tán trực tiếp qua màng.
D. Glucôzo sẽ được màng tế bào bọc lại và nuốt vào trong tế bào.
-
Bài tập 60 trang 76 SBT Sinh học 10
Chất nào sau đây chỉ có thể đi qua màng bằng con đường xuất nhập bào?
A. Pôlisacarit.
B. Glucôzơ.
C. Rượu êtanol.
D. Vitamin.
-
Bài tập 61 trang 76 SBT Sinh học 10
Chất nào sau đây không thể đi qua màng bằng các kênh đặc hiệu?
A. H+, glucôzơ.
B. Na+, axit amin.
C. Axit nuclêic.
D. Nước, K+.
-
Bài tập 62 trang 76 SBT Sinh học 10
Một tế bào có nồng độ chất tan là 0,9%. Dung dịch nào sau đây là dung dịch ưu trương của tế bào?
A. Dung dịch NaCl 0,8%.
B. Dung dịch NaCl 0,9%.
C. Dưng dịch NaCl 1%.
D. Dung dịch NaCl 0,2%.
-
Bài tập 63 trang 76 SBT Sinh học 10
Câu nào sau đây không đúng khi nói về môi trường xung quanh tế bào?
A. Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường ưu trương.
B. Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường nhược trương.
C. Nếu môi trường bên trong tế bào có nồng độ chất tan thấp hơn so với nồng độ chất tan ở bên ngoài tế bào thì gọi là môi trường đẳng trương.
D. Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường đẳng trương.
-
Bài tập 64 trang 77 SBT Sinh học 10
Câu nào sau đây không đúng khi nói về trao đổi chất qua màng tế bào?
A. Dựa vào sự khuếch tán qua màng, người ta chia dung dịch thành 3 loại: ưu trương, đẳng trương và nhược trương.
B. Khuếch tán là hiện tượng các chất hoà tan trong nước được vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. Những chất trao đổi qua màng tế bào thường là những chất hoà tan trong môi trường nước.
D. Nước thấm qua màng từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn gọi là thẩm thấu.
-
Bài tập 65 trang 77 SBT Sinh học 10
Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế
A. Vận chuyển thụ động.
B. Thẩm thấu.
C. Thẩm tách.
D. Vận chuyển chủ động.
-
Bài tập 66 trang 77 SBT Sinh học 10
Hiện tượng thẩm thấu là
A. Sự khuếch tán của các chất qua màng.
B. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
-
Bài tập 67 trang 77 SBT Sinh học 10
Một học sinh làm thí nghiệm về co và phản co nguyên sinh như sau:
- Thí nghiệm 1: Tách lớp biểu bì lá cây thài lài tía đặt vào giọt nước trên phiến kính, đậy lá kính lên trên rồi đem quan sát dưới kính hiển vi.
- Thí nghiệm 2: Nhỏ một giọt nước muối loãng vào rìa lá kính, lấy giấy thấm hút phía ngược lại, đem quan sát dưới kính hiển vi.
- Thí nghiệm 3: Làm giống thí nghiệm 2 nhưng thay muối bằng nước cất.
Hình ảnh bạn quan sát được lần lượt từ lần 1 đến lần 3 là:
A. Khí khổng mở → Khí khổng đóng → Khí khổng mở.
B. Khí khổng đóng → Khí khổng mở → Khí khổng đóng.
C. Khí khổng mở → Khí khổng đóng → Khí khổng đóng.
D. Khí khổng đóng → Khí khổng mở → Khí khổng mở.
-
Bài tập 68 trang 78 SBT Sinh học 10
Một học sinh làm thí nghiệm về co nguyên sinh như sau:
Thí nghiệm 1: Tách lớp biểu bí lá cây thài lài tía đặt vào giọt nước trên phiến kính, đậy lá kính và đem quan sát dưới kính hiển vi.
Thí nghiệm 2: Nhỏ một giọt nước muối loãng vào rìa lá kính, lấy giấy thấm hút phía ngược lại, đem quan sát dưới kính hiển vi thấy tế bào bị co nguyên sinh.
Giải thích nào sau đây là đúng về hiện tượng co nguyên sinh trên đây?
A. Môi trựờng tế bào ngoài nhược trương, nước trong tế bào bị hút ra ngoài.
B. Môi trường tế bào ngoài đẳng trương, dịch bào không thay đổi.
C. Môi trường tế bào ngoài ưu trương, dịch bào thẩm thấu ra ngoài.
D. Môi trường tế bào ngoài nhược trương, màng tế bào tách ra khỏi thành tế bào.
-
Bài tập 69 trang 78 SBT Sinh học 10
Một học sinh làm thí nghiệm như sau: Tách lớp biểu bì lá cây thài lài tía đặt vào giọt nước trên phiến kính, đậy lá kính, thấm bớt nước thừa và dem quan sát dưới kính hiển vi. Hiện tượng mà bạn ấy có thể thấy là
A. tế bào biểu bì không bị co nguyên sinh và các khí khổng đóng.
B. tế bào biểu bì co nguyên sinh và các khí khổng đóng.
C. tế bào biểu bì không bị co nguyên sinh và các khí khổng mở.
D. tế bào biểu bì co nguyên sinh và các khí khổng mở.
-
Bài tập 70 trang 78 SBT Sinh học 10
Khi xảy ra hiện tượng co nguyên sinh với dung dịch sacarôzơ 1M, phần hình thành giữa màng sinh chất và thành tế bào chứa
A. dịch bào.
B. dung dịch đường sacarôzơ 1M.
C. hỗn hợp dịch bào và sacarôzơ.
D. không khí.
-
Bài tập 1 trang 66 SGK Sinh học 10 NC
Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất? Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Cho ví dụ minh hoạ?
-
Bài tập 2 trang 66 SGK Sinh học 10 NC
Hình vẽ dưới đây cho thấy sự vận chuyển các chất qua màng.
- Hãy cho biết 1, 2, 3 có thể là chất gì ?
- Nêu cơ chế vận chuyển chất đó qua màng?
-
Bài tập 3 trang 67 SGK Sinh học 10 NC
Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động?
-
Bài tập 4 trang 67 SGK Sinh học 10 NC
Cho 3 tế bào cùng loại vào: nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương (B), dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau một thời gian cho cả 3 tế bào vào dung dịch saccarôzơ ưu trương. Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra?
-
Bài tập 5 trang 67 SGK Sinh học 10 NC
Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch nào sau đây:
a) Dung dịch saccarôzơ ưu trương
b) Dung dịch saccarôzơ nhược trương
c) Dung dịch urê ưu trương
d) Dung dịch urê nhược trương