Bài tập 1 trang 46 SBT Lịch sử 12 Bài 9
1. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là
A. sự ra đời "Học thuyết Truman".
B. sự ra đời "Kế hoạch Mácsan".
C. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
2. Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu Xô- Mĩ là
A. Mĩ nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.
B. hai nước đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược
C. Liên Xô làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Mĩ
D. hai nước đều muốn độc quyền lãnh đạo thế giới.
3. Tổ chức Hiệp ước Vácsava là
A. tổ chức hợp tác kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu.
B. tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
C. tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
D. tổ chức liên minh về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
4. Chiến tranh Triều Tiên diễn ra trong những năm
A. 1949 - 1953.
B. 1950 - 1953.
C. 1951 - 1954.
D. 1950 - 1954.
5. Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam được đưa ra tại
A. Hội nghị lanta.
B. Hội nghị Pốtxđam.
C. Hội nghị Mátxcơva.
D. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
6. Cuộc chiến tranh nào không phải là "sản phẩm" của Chiến tranh lạnh
A. Chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953).
B. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).
C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975).
D. Chiến tranh vùng Vịnh (1991).
7. Cuộc chiến tranh nào là "sản phẩm" của chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên của hai phe - TBCN và XHCN
A. Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc (1946 - 1949)
B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)
C. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).
D. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)
8. Cuộc chiến tranh nào đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe - TBCN và XHCN
A. Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc (1946 -1949)
B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)
C. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).
D. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)
9. Ý không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là
A. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa hai cường quốc Xô - Mĩ.
C. các nước phải chi phí một khối lượng khổng lổ về tiến của và sức người để chạy đua vũ trang.
D. chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, đe doạ an ninh của các quốc gia.
10. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là
A. Do sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
B. Hai nước phải chi phí tốn kém, bị suy giảm về nhiều mặt do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài
C. Do sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc ở trên thế giới
D. Do Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ
11. Xu thế hòa bình hợp tác bắt đầu từ khoảng thời gian nào
A. nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
B. nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX
C. nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX
D. thập kỉ 90 của thế kỉ XX
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là
- Sự kiện khởi đầu, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12-2-1947. Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
- Chọn A
2. Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu Xô- Mĩ là
- Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô - Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. Trước hết, đó là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
- Chọn B
3. Tổ chức Hiệp ước Vácsava là
- Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức hiệp ước Vácsana, một liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
- Chọn D
4. Chiến tranh Triều Tiên diễn ra trong những năm
- Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)
- Chọn B
5. Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam được đưa ra tại
- Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam được đưa ra tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
- Chọn D
6. Cuộc chiến tranh nào không phải là "sản phẩm" của Chiến tranh lạnh
- Cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1991) không phải là "sản phẩm" của chiến tranh lạnh.
- Chọn D
7. Cuộc chiến tranh nào là "sản phẩm" của chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên của hai phe - TBCN và XHCN
- Sau hơn 3 năm chiến tranh diễn ra khốc liệt, ngày 27-7-1953, Hiệp định đình chiến được kí kết. Theo đó, vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa hai miền. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là một “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.
- Chọn B
8. Cuộc chiến tranh nào đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe - TBCN và XHCN
- Chiến tranh Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. Nhưng cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mĩ đều bị phá sản.
- Chọn D
9. Ý không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là
- Ý không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, đe doạ an ninh của các quốc gia.
- Chọn D
10. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
- Chọn B
11. Xu thế hòa bình hợp tác bắt đầu từ khoảng thời gian nào
- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông-Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô-Mĩ.
- Chọn A
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
-
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?
bởi Nguyễn Hoài Thương 31/05/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao nền sản xuất và thương mại của nước ta trong giai đoạn này lại kém phát triển?
bởi Việt Long 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Liên Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình trạng "chiến tranh lạnh". Nguyên nhân là
bởi hai trieu 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì ?
bởi thu thủy 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tác động quan trọng nhất của việc chấm dứt chiến tranh lạnh so với tình hình thế giới là gì?
bởi Lê Nhật Minh 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, trât tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng nào
bởi Hồng Hạnh 20/01/2021
A. Đa cực.
B. Một cực.
C. Đa cực nhiều trung tâm.
D. Một cực nhiều trung tâm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực vì lí do nào?
bởi hồng trang 20/01/2021
A. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mĩ bị sụp đổ.
B. Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc.
D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là?
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 19/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm giống nhau trong mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) là:
bởi Lam Van 20/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tháng 3 – 1947, tổng thống Truman của Mĩ chính thức phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” nhằm mục đích
bởi sap sua 19/01/2021
A. Chống phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.
B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tổ chức hiệp ước Vacsava mang tính chất nào?
bởi Lê Viết Khánh 20/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới như thế nào?
bởi Trần Thị Trang 19/01/2021
A. Đa cực nhiều trung tâm.
B. Đơn cực.
C. Một cực nhiều trung tâm.
D. Đa cực.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
B. Chống lại các tổ chức khủng bố, nhà nước hồi giáo cực đoan.
C. Hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển.
D. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những nguyên nhân buộc Liên Xô và Mĩ phải chấm dứt Chiến tranh lạnh là do
bởi Nguyễn Trung Thành 19/01/2021
A. Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt cuộc chiến tranh lạnh.
B. Liên hợp quốc yêu cầu chấm dứt Cuộc chiến tranh lạnh.
C. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này.
D. Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô - Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?
bởi Huy Hạnh 19/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự kiện nào đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở Châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mỹ?
bởi Thu Hang 20/01/2021
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập 4-1949.
B. Cộng hòa Liên bang Đức chính thức thành lập tháng 9-1949.
C. Mĩ thông qua “học thuyết Trauman” tháng 3-1947.
D. Kế hoạch Macsan ra đời tháng 6-1947.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới vào đầu thập niên 70 (thế kỉ XX) là
bởi Phí Phương 19/01/2021
A. cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
B. cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
C. xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
D. xu thế toàn cầu hóa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự kiện khởi đầu cho Chiến tranh lạnh bên dưới đây?
bởi Dương Quá 19/01/2021
A. Sự ra đời của Tồ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
B. Sự ra đời của Hội đồng tuơng trợ kinh tế.
C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ.
D. Mĩ triển khai kế hoạch Mácsan, viện trợ kinh tế cho Tây Âu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì?
bởi Nguyễn Thủy Tiên 20/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
bởi Anh Hà 20/01/2021
A. Trật tự hai cực Ianta được hình thành.
B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.
D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Sự ra đời của “Kế hoạch Mác-san” (1947).
B. Sự thành lập của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949.
C. Sự thành lập của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955).
D. Thông điệp của Tổng thống Truman gửi tới Quốc hội Mĩ (1947).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang
bởi ngọc trang 20/01/2021
A. thế phòng thủ, ra sức lôi kéo các nước đồng minh về phía mình.
B. thế liên minh, hợp tác phân chia thế giới.
C. thế đối đầu, đẩy mạnh chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
D. thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. một nền sản xuất phồn vinh, một nền kinh tế vững chắc, nền công nghệ có trình độ cao, một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
B. một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, nền công nghệ có trình độ cao, một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
C. một nền kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, nền công nghệ có trình độ cao, một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
D. một nền công nghiệp phồn vinh, một nền kinh tế vững chắc, nền công nghệ có trình độ cao, một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
bởi Nguyễn Trà Long 20/01/2021
A. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
B. Sự suy giảm về thế và lực của hai cường quốc Xô - Mĩ do chạy đua vũ trang.
C. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.
D. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hon bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là
bởi can chu 20/01/2021
A. cục diện “Chiến tranh lạnh”.
B. xu thế toàn cầu hóa.
C. sự hình thành các liên minh kinh tế.
D. sự ra đời các khối quân sự đối lập.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự kiện khởi đầu của Chiến tranh lạnh là?
bởi Nguyễn Minh Hải 20/01/2021
A. sự ra đời của Kế hoạch Mác san.
B. sự ra đời của Học thuyết Truman.
C. sự ra đời của hai khối quân sự: NATO và Vacsava.
D. sự xuất hiện hai nước: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
B. Hai siêu cường Xô - Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
C. Sự ra đời của Tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D. Hai nhà cấp cao của Mĩ và Liên Xô gặp gỡ tại đảo Manta (Địa Trung Hải).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Xu thế toàn cầu hóa
B. Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại
C. Chiến tranh lạnh
D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào sau đây là nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX?
bởi Van Dung 19/01/2021
A. xu thế toàn cầu hóa.
B. các liên minh kinh tế.
C. chiến tranh lạnh.
D. các khối quân sự đối lập.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng và một số nước châu Phi là một trong những
bởi Nguyễn Anh Hưng 19/01/2021
A. di chứng của cuộc Chiến tranh lạnh.
B. biểu hiện mâu thuẫn mới trong trật tự hai cực.
C. biểu hiện sự trỗi dậy của các thế lực mới trong trật tự đa cực.
D. thành công của Mỹ trong việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
Theo dõi (0) 1 Trả lời