Bài tập 3 trang 48 SBT Lịch sử 12 Bài 9
Mục tiêu của Mĩ trong việc tiến hành Chiến tranh lạnh là gì? Vì sao Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Hướng dẫn giải chi tiết
- Mục tiêu của Mĩ trong việc tiến hành Chiến tranh lạnh là:
- Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.
- Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Đông Âu sang Đông Á.
- Sau CTTG II, là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
- Liên Xô và Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh vì:
- Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu. Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và sự giao lưu quốc tế về kinh tế, thương mại, văn hoá ngày càng phát triển rộng rãi. Cuộc “chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
- ⇒ Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
-
Sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
bởi Phung Thuy 19/01/2021
A. Phát triển kinh tế
B. Hội nhập quốc tế
C. Phát triển quốc phòng
D. Ổn định chính trị
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh là
bởi Trần Thị Trang 19/01/2021
A. Tư bản tài chính xuất hiện và chi phối thế giới
B. Các trung tâm kinh tế- tài chính Tây Âu và Nhật Bản ra đời
C. Sự phát triển của các cường quốc và Liên minh châu Âu (EU)
D. Sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các tổ chức độc quyền
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
B. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
C. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?
bởi Tuấn Huy 19/01/2021
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
B. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
C. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới
D. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân quyết định đến sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
bởi Dell dell 18/01/2021
A. Vai trò điều tiết quản lý của nhà nước
B. Đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật cao
C. Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao
D. Áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Vì sao toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không đảo ngược?
bởi khanh nguyen 19/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
bởi Bảo khanh 19/01/2021
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới
B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế
D. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến tranh lạnh" dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi nào?
bởi Hoàng Anh 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông- Tây không còn?
bởi Nguyễn Tiểu Ly 19/01/2021
A. Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ
B. Hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh
C. Sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước lớn
D. Chủ nghĩa khủng bố
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
bởi Phí Phương 19/01/2021
A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
C. Một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng.
D. Một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
bởi Bảo Hân 19/01/2021
A. Trật tự hai cực - hai phe
B. Chiến tranh lạnh
C. Xu thế liên kết khu vực và quốc tế
D. Sự ra đời của các khối quân sự đối lập
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?
bởi Hoai Hoai 19/01/2021
A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)
B. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)
D. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?
bởi Minh Tuyen 19/01/2021
A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật
B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ
C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ
D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
bởi Hoai Hoai 19/01/2021
A. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
B. Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
C. Cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi
D. Hoà nhập nhưng không hoà tan.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhân tố nào dưới đây có tác động đến sự biến đổi của bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
bởi Bo Bo 19/01/2021
A. Trật tự hai cực Ianta với sự đối đầu của Liên Xô và Mĩ.
B. Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc
C. Chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực trên thế giới.
D. Sự ra đời của hệ thống Xã hội chủ nghĩa đối trọng với Tư bản chủ nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế liên kết khu vực lại phát triển mạnh ở các nước tư bản?
bởi Lê Minh Hải 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
bởi Duy Quang 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao Chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
bởi Lê Nhật Minh 19/01/2021
A. Chủ nghĩa khủng bố
B. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố
C. Di chứng của Chiến tranh lạnh
D. Sự can thiệp của các nước lớn
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Điểm khác nhau trong cơ cấu vốn đầu tư của thực dân Pháp giữa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) là
bởi Anh Tuyet 18/01/2021
A. Chủ yếu là vốn của tư bản tư nhân
B. Chủ yếu là vốn của tư bản nhà nước
C. Chủ yếu là vốn của tư bản tài chính
D. Chủ yếu là vốn của tư bản độc quyền
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm giống nhau cơ bản giữa giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là
bởi thuy tien 18/01/2021
A. Địa vị xã hội
B. Thế lực kinh tế
C. Tư hữu về tư liệu sản xuất
D. Thời gian ra đời
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Liên Hợp Quốc được thành lập như thế nào?
bởi Hương Tràm 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhận xét nào sau đây không đánh giá đúng tác động của phong trào giải phóng dân tộc đến quan hệ quốc tế
bởi Quynh Nhu 17/01/2021
A. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta
B. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
C. Làm biến đổi bản đồ chính trị thế giới, hướng tới thiết lập một trật tự mới công bằng hơn
D. Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
bởi Mai Vi 18/01/2021
A. Sự tham gia tích cực của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh vào các hoạt động quốc tế
B. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế- tài chính- chính trị
C. Xu thế đa cực dần được xác lập trong quan hệ quốc tế
D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung không là quyết định của hội nghị Ianta?
bởi Sasu ka 16/01/2021
A. Thỏa thuận đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng
B. Thống nhất phải tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.
C. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và Nhật Bản.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?
bởi thu phương 16/01/2021
A. Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài.
B. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế thương mại, tài chính ở các khu vực.
D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian các sự kiện trong quan hệ Việt - Mỹ
bởi can tu 10/01/2021
1) Tổng thống B. Clitơn tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế.
2) Hợp tác trong quan hệ đồng minh chống phát xít.
3) Đối đầu căng thẳng thẳng trong cục diện chiến tranh lạnh.
4) Tổng thống B. Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
A. 4-1-3-2.
B. 3-1-2-4.
C. 2-1-4-3.
D. 2-3-1-4.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh Việt Nam có thể vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay là gì?
bởi Nguyen Dat 10/01/2021
A. Sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Liên minh chính trị với các nước lớn để giải quyết các tranh chấp.
D. Trở thành cường quốc kinh tế để giải quyết các tranh chấp.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?
bởi Anh Nguyễn 10/01/2021
A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.
B. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu.
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Theo dõi (0) 1 Trả lời