Tính chu kỳ dao động của tòa nhà ?
Để nghiên cứu dao động của một tòa nhà, một người đã nghiên cứu một thiết bị phát hiện dao động gồm một thanh thép mỏng nhẹ, một đầu gắn chặt vào tòa nhà, đầu kia treo những vật có khối lượng khác nhau. Người đó nghĩ rằng dao động của tòa nhà sẽ làm cho vật nặng dao động đến mức có thể nhận thấy được. Để đo độ cứng của thanh thép khi nằm ngang, người ấy treo vào đầu tự do một vật có khối lượng 0,05kg và thấy đầu này võng xuống một đoạn 2,5mm.Thay đổi khối lượng của vật treo người đó nhận thấy thanh thép dao động mạnh nhất khi vật có khối lượng 0,08kg. Chu kỳ dao động của tòa nhà là:
A.0,201s B.0,4s C.0,5s D.0,125s
Trả lời (33)
-
Bài toán này, ta coi thanh thép giống như một lò xo, một đầu gắn vào tòa nhà, một đầu gắn vào vật.
Theo giả thiết ta có: \(\frac{m_1}{m_2}=\frac{\Delta l_2}{\Delta l_1}\Rightarrow\Delta l_2=4mm.\)(Vì độ võng xuống của thanh thép tỉ lệ thuận với khối lượng)
Thanh thép dao động mạnh nhất khi có cộng hưởng xảy ra, lúc đó: \(T_{thep}=T_{nha}=2\pi\sqrt{\frac{\Delta l_2}{g}}=0,1256s\)
Đáp án D.
bởi Trần Thị Ngọc Hân 07/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Có đáp án là C. nhưng em chưa biết cách giải. mọi người giải chi tiết giúp em nhé.
Câu 1: Cho ba vật dao động điều hòa cùng biên độ A = 10cm nhưng tần số khác nhau. Biết rằng tại mọi thời điểm, li độ, vận tốc của các vật liên hệ với nhau bởi biểu thức: \(\frac{x1}{v1}+\frac{x2}{v2}=\frac{x3}{v3}\).Tại thời điểm t, các vật cách vị trí cân bằng của chúng lần lượt là 6cm; 8cm và x0. Giá trị x0 gần giá trị nào nhất trong các giá trị sau:
A. 7,8cm B. 9,0cm C. 8,7cm D. 8,5cm
bởi Mai Anh 07/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Ta có: \(\left(\frac{v}{x}\right)'=\frac{v^2-ax}{v^2}\)
Mà: \(a=-\omega^2x\) nên \(\left(\frac{v}{x}\right)'=1+\frac{\omega^2x}{v^2}=1+\frac{x^2}{\frac{v^2}{\omega^2}}=1+\frac{x^2}{A^2-x^2}\)
Đạo hàm 2 vế biểu thức đã cho ta có:
\(1+\frac{x_1^2}{A^2-x_1^2}+1+\frac{x_2^2}{A^2-x_2^2}=1+\frac{x_3^2}{A^2-x_3^2}\)
Thay số vào ta tìm đc giá trị \(x_0\)
bởi Trần Văn Nhật 08/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
: Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình là x1 = 7,5cos(5πt + φ1) cm và x2 = 5cos(5πt +φ2) cm. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 14,5 cm. B. 9,5 cm. C. 15 cm. D. 2 cm.
bởi Nguyễn Trà Long 09/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Biên độ dao động tổng hợp có giá trị trong khoảng: \(|A_1-A_2| \leq A \leq A_1+A_2\)
=> \(2,5 cm\leq A \leq 12,5cm. \)
Chọn đáp án.B.9,5cm.
bởi nguyen thi bich hang 09/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
trong dao động điều hòa của con lắc đặt nằm ngang, nhận định nào sau đây là đúng
A.tần số phụ thuộc vào biên độ dao động
B. li độ của vật cùng pha với vận tốc
C.độ lớn của lực đàn hồi bằng độ lớn của lực kéo về
D.lực đàn hồi có độ lớn luôn không đổi
giải thích rõ giúp em với nhé
bởi bach dang 10/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
A. Sai vì tần số của con lắc nằm ngang \(f = \frac{\omega}{2\pi} = \frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{k}{m}}\) chỉ phụ thuộc vào độ cừng, khối lượng lò xo.
B.Sai vì \(x = A\cos \omega t => v = x' = A.\omega \cos (\omega t + \frac{\pi}{2})\);
=> vận tốc sớm pha \(\pi/2\) so với li độ.
C. Đúng.\(F_{dh} = k\triangle l = kx;F_{kv} = - kx \) tức là hai lực này có cùng độ lớn. Chú ý là biểu thức này không đúng với con lắc lò xo thằng đứng.
D. Sai. Lực đàn hồi tỉ lệ với li độ x. mà li độ x thay đổi => lực đàn hồi thay đổi.
bởi Nguyễn Đức 10/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
khi nói về một vật dao động điều hòa , phát biểu nào sau đây sai
A.lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian
B.động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
C.vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian
cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
các bạn giúp mình với , mình chẳng phân biệt được khi nào tuần hoàn khi nào điều hòa :(
bởi thu hằng 12/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
A đúng vì F = -kx, x điều hòa thì F cũng điều hòa
B đúng, động năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số gấp đôi tần số dao động
C hiển nhiên đúng
D sai vì cơ năng không đổi.
Một dao động gọi là điều hòa khi nó được biểu diễn theo một hàm sin hoặc cos có dạng tổng quát: \(x=A\sin\left(\omega t+\varphi\right)\)
Một dao động điều hòa thì nó là tuần hoàn, ngược lại không đúng.
Ví dụ: Con lắc đơn dao động, biên độ góc < 10o thì là điều hòa, còn > 10o thì dao động chỉ là tuần hoàn.
bởi Phạm Thảo 12/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động điều hòa của con lắc đơn?
A. Khi vật nặng đi qua vị trí cần bằng lực căng dây cực đại và tốc độ của vật có độ lớn cực đại.
B. Chu kì dao động của con lắc không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
C. Cơ năng của dao động bằng thế năng cực đại.
D. Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần đều
bởi Tran Chau 15/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đáp án D là sai vì chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần thôi chứ không phải chậm dần đều
bởi Nguyễn Quang 15/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ 5 cm. Trong một chu kỳ, khoảng thời gian để tốc độ của vật không vượt quá 20π cm/s là 2T/3. Chu kỳ dao động của vật bằng???
bởi Lan Anh 18/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
\(v_{max} = A\omega\)
Dựng đường tròn ứng với vận tốc
Cung tròn ứng với tốc độ của vật không vượt quá \(20\pi (cm/s)\) là \(\stackrel\frown{QaM} = \varphi; \stackrel\frown{NbP}= \varphi\)
=> thời gian để tốc độ (độ lớn của vận tốc) không vượt quá \(20\pi (cm/s)\) là:
\(t = \frac{2\varphi}{\omega} \)
mà giả thiết: \(t = \frac{2T}{3}s\) => \(\frac{2\varphi}{\omega} = \frac{2T}{3}\)
=> \(\varphi = \frac{2T}{3}.\frac{\omega}{2}= \frac{2\pi}{3}\) (do \(\omega = \frac{2\pi}{T}\))
=> \(\widehat{MOH} = \frac{\varphi}{2} = \frac{\pi}{3}\)
Ta có: \(\cos \widehat{MOH} =\frac{1}{2}= \frac{20\pi}{A\omega} \)
=> \(\omega = \frac{2.20\pi}{5} = 8\pi\)
=> \(T = \frac{2\pi}{\omega} =0,25s. \)
Vậy \(T= 0,25s.\)
bởi Đặng Huyền 18/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
cho hai chất điểm dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số , có phương trình dao động tương ứng là x1= A1 cos(wt+ phi1); x2= A2 cos(wt + phi2). biết rằng 4(x1)^2 + 9(x2)^2 =25. khi chất điểm thứ nhất có li độ x1= -2cm, vận tốc bằng 9m/s thì vận tốc chất điểm thứ hai có li độ bằng
A.8cm/s B.12cm/s C.6cm/s D.9cm/s
bởi Tay Thu 21/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Ta có: \(4.x_1^2+9.x_2^2=25\)(1)
Đạo hàm 2 vế theo thời gian t, ta được: \(4.2.x_1.x_1'+9.2.x_2.x_2'=0\Rightarrow8.x_1v_1+18x_2v_2=0\)(2)
Khi chất điểm thứ (1) có li độ x1 = -2cm, thay vào (1) ta đc \(x_2=\pm1\)cm.
Thay vào (2) ta đc: \(8.\left(-2\right).9+18\left(\pm1\right)v_2=0\)
\(\Rightarrow v_2=8\)(cm/s)
Đáp án A.
bởi Hoàng Phương 21/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là x1=5cos(wt + phi)cm và x2=A2cos(wt- pi/4) thì dao động tổng hợp có phương trình dao động là x=A cos(wt- pi/12). để biên độ A có giá trị bằng một nữa giá trị cực đại Amax của chính nó thì biên độ A2 có giá trị là
A.5/căn 3 B.10/căn 3 C.10 căn 3 D.5 căn 3
bởi Nguyễn Hoài Thương 25/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
\(x_1 = 5 \cos (\omega t + \varphi)cm.\)
\(x_2 = A_2 \cos (\omega t - \frac{\pi}{4})cm.\)
\(x= A \cos (\omega t - \frac{\pi}{12})cm.\)
Vẽ giản đồ véc tơ như hình vẽ
Áp dụng định lý hàm số Sin ta có:
Xét: \(\triangle OA_1A:\) \(\frac{A}{\sin OA_1A} = \frac{A_1}{\sin OAA_1} \)
=> \(\frac{A}{\sin (\frac{3\pi}{4}-\varphi)} = \frac{A_1}{\sin (\frac{\pi}{6})} \)
=> \(A= \frac{A_1}{\sin (\frac{\pi}{6})} .\sin (\frac{3\pi}{4}-\varphi).(*)\)
TH1: \(A= A _{max} <=> \sin (\frac{3\pi}{4}-\varphi) = 1\)
=> \(A_{max}= \frac{A_1}{\sin (\frac{\pi}{6})}= 10cm.(1)\)
TH2: \(A = \frac{A_{max}}{2} => \sin (\frac{3\pi}{4}-\varphi) = \frac{1}{2}.\)
=> \(\frac{3\pi}{4} - \varphi = \frac{\pi}{6}\)
=> \(\varphi = \frac{7\pi}{12}.(2)\)
Xét: \(\triangle OA_2A:\) \(\frac{A}{\sin OA_2A} = \frac{A_2}{\sin OAA_2} \)
=> \(\frac{A}{\sin (\frac{3\pi}{4}-\varphi)} = \frac{A_2}{\sin (\varphi+\frac{\pi}{12})} \)
=> \(A_2= \frac{A_{max}}{\sin (\frac{3\pi}{4}-\varphi)} .\sin (\frac{\pi}{12}+\varphi).(3)\)
Thay \((1); (2)\) vào \((3)\) ta được: \(A_2= \frac{10}{0,5} .\sin (\frac{\pi}{12}+\frac{7\pi}{12}) = \frac{10}{0,5}.\frac{\sqrt{3}}{2} = 10 \sqrt{3}cm.\)
Chọn đáp án.C.\(10\sqrt{3}cm.\)
bởi Phạm Xuân 25/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T và có năng lượng dao động W. gọi Wđ là động năng tức thời của chất điểm. trong một chu kỳ khoảng thời gian mà Wđ<= 0,75W là
A.2T/3 B.T/4 C.T/6 D.T/3
bởi thuy linh 30/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
\(W_đ\le0,75W\Rightarrow W_t>\frac{W}{4}\Rightarrow\left|x\right|>\frac{A}{2}\)
Ta có véc tơ quay như sau:
Bài toán đến đây trở nên quen thuộc rồi.
Tổng góc quay thỏa mãn: \(\alpha=4.60=240^0\)
Thời gian: \(t=\frac{240}{360}T=\frac{2T}{3}\)
Đáp án A.
bởi Quỳnh Hương 30/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cho 2 ddđh cùng phương với các phương trình lần lượt là x1=A1cos(ωt + 0,35) (cm) và x2=A2cos(ωt - 1,57) (cm). Dđ tổng hợp của hai dđ này có pt là x=20cos(ωt + φ) (cm). Giá trị CĐ của (A1 + A2) gần giá tri nào sau đây?
A. 25cm
B. 20cm
C. 40cm
D.35cmbởi hi hi 04/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Ta có: \(\varphi_2 = 1,57 \approx \frac{\pi}{2} ; \varphi_1 = 0,35 rad \approx 20^0 \)
Vẽ giản đồ Fre-nen
Áp dụng định lý hàm số Sin ta có:
\(\triangle OMN: \)\(\frac{A_1}{\sin ONM} = \frac{A}{\sin OMN}\)<=> \(\frac{A_1}{\sin(\frac{\pi}{2} - \varphi)} = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)}\)=> \(A_1 = \frac{A}{\sin(\frac{\pi}{2}-\varphi_1)} \sin(\frac{\pi}{2} - \varphi).(1)\)
Tương tự: \(\triangle OHN: \) \(\frac{A_2}{\sin(\varphi_1+ \varphi)} = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)}\) => \(A_2 = \frac{A}{\sin(\frac{\pi}{2}-\varphi_1)} \sin(\varphi_1 + \varphi).(2)\)
Cộng (1) và (2) => \(A_1+A_2 = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)} (\sin (\frac{\pi}{2}-\varphi)+\sin(\varphi_1+ \varphi))\)
\( = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)} 2.\sin (\frac{\pi}{4}+\frac{\varphi_1}{2}).\cos(\frac{\pi}{4}-\frac{\varphi_1}{2}- \varphi)\) do áp dụng: \(\sin x + \cos x = 2 \sin (\frac{x+y}{2})\cos (\frac{x-y}{2}).\)
=> \((A_1+A_2)_{max} <=> \cos(\frac{\pi}{4}-\frac{\varphi_1}{2}- \varphi) =1\)
=> \((A_1+A_2)_{max} = \frac{A}{\sin (\frac{\pi}{2} - \varphi_1)} 2.\sin (\frac{\pi}{4}+\frac{\varphi_1}{2}) \)
\(= \frac{20}{\sin (90 - 20)} 2.\sin (45+\frac{20}{2}) \approx 34,88 cm.\)
Chọn đáp án.D.35cm.
bởi Nguyễn Thùy Dung 04/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
một vật dao động điều hòa. động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng f. lực kéo về tác dụng vào vật biền thiên điều hòa với tần số bằng
A.2f B.f/2 C.4f D.f
bởi bach dang 09/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Lực kéo về: \(F = -kx= -k.A.\cos \omega t\)
Động năng và thế năng biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f thì li độ của vật biến thiên với tần số \(\frac{f}{2}\)
Do F kéo về tỉ lệ với li độ x của vật nên cũng biến thiên điều hòa với tần số \(\frac{f}{2}\).
Chọn đáp án.B.
bởi nguyen trang trang 09/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
một chất điểm dao động điều hòa không ma sát trên trục Ox, mốc thế năng ở vị trí cân bằng O.biết trong quá trình khảo sát chất điểm không đổi chiều chuyển động. khi vừa rời khỏi vị trí cân bằng một đoạn s thì động năng của chất điểm là 13,95 mJ, đi tiếp một đoạn s nữa thì động năng của chất điểm chỉ còn 12,60 mJ. nếu chất điểm đi tiếp một đoạn s nữa thì động năng của chất điểm khi đó bằng
A.11,25 mJ B.6,68 mJ C.8,95 mJ D.10,35 mJ
bởi Dương Quá 15/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Theo giả thiết, ta có: \(W_{đ1}=W-\frac{1}{2}k.s^2=13,95.10^{-3}\) (1)(W là cơ năng của chất điểm)
\(W_{đ2}=W-\frac{1}{2}k\left(2s\right)^2=12,60.10^{-3}\) (2)(đi thêm một đoạn s thì li độ là 2s)
Cần tìm: \(W_{đ3}=W-\frac{1}{2}k.\left(3s\right)^2\) (3)
Lấy (1) - (2) vế với vế, ta đc: \(\frac{1}{2}k.3.s^2=1,35.10^{-3}\)\(\Rightarrow\frac{1}{2}ks^2=0,45.10^{-3}\)(4)
Lấy (2) - (3) vế với vế, ta đc: \(\frac{1}{2}k.8.s^2=13,95.10^{-3}-W_{đ3}\)
Thay (4) vào ta đc: \(8.0,45.10^{-3}=13,95.10^{-3}-W_{đ3}\Rightarrow W_{đ3}=10,35.10^{-3}J=10,35mJ\)
Đáp án D.
bởi Hồng Duyên 15/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì 1 s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình là
A. 27,3 cm/s.B. 28,0 cm/s.
C. 27,0 cm/s.
D. 26,7 cm/s.
bởi Mai Vàng 22/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Vật dao động theo quỹ đạo thẳng dài 14 cm tức là \(2A = 14cm => A = 7cm.\)
Dựng đường tròn tương ứng với dao động của vật (Chiều dương ngược chiều kim đồng hồ)
Điểm \(M\) và \(N\) đều có li độ là 3,5 cm nhưng chỉ có điểm \(M\) chuyển động theo chiều dương của trục x.
\(a_{min} = - \omega ^2 x_{min}\)=> vị trí vật có gia tốc cực tiểu là \(x_{min} = - 7 cm \) tương ứng với điểm \(P\) trên hình vẽ.
Vật sẽ đi từ \(M \rightarrow P \rightarrow P.\)
\(M \rightarrow P: t_1 = \frac{\varphi}{\omega} = \frac{\pi + \pi/3}{2\pi} = \frac{2}{3}s; S_1 = 3,5+ 2.7 = 17,5cm.\)
\(P \rightarrow P: t_2 = T= 1s; S_2 = 4.A= 4.7 = 28cm.\)
Vận tốc trung bình là \(v = \frac{quãng đường đi được}{thơi gian}\)
=> \(v = \frac{S_1+S_2}{t_1 + t_2} = \frac{17.5+28}{2/3+1} = 27,3cm/s.\)
Chọn đáp án.A.27,3cm.
bởi Hoàng Ngọc Hà 22/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Một vật dao động điều hòa có độ lớn vận tốc cực đại là 31,4 cm/s. Lấy \(\pi=3,14\). Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là
A. 20 cm/s
B. 10 cm/s.
C. 0.
D. 15 cm/s.
bởi Lê Chí Thiện 01/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Chú ý là vận tốc trung bình khác với tốc độ trung bình
Vận tốc trung bình trong một chu kì bằng 0.
Tốc độ trung bình = Quãng đường đi được/ thời gian đi
=> \(v_{tb} = \frac{S}{t} \)
Quãng đường đi được trong một chu kì là \(S = 4A.\)
=> \(v_{tb} = \frac{S}{t} = \frac{4A}{T} =\frac{4.A.\omega}{2\pi} = \frac{4v_{max}}{2\pi} = \frac{4.31,4.10^{-2}}{2.3,14} = 0,2 m/s.\)
Chọn đáp án.A
bởi Nguyễn Ken 01/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Hai điểm A B cách nhau 2 cm dao động cùng pha với cùng tần số 400hz cho vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 90 cm/s. Tìm số dao động cực đại cực tiểu trong khoảng AB?
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Hai điểm A B cách nhau 2 cm dao động cùng pha với cùng tần số 400hz cho vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 90 cm/s. Tìm số dao động cực đại cực tiểu trong khoảng AB?
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Hai điểm A B cách nhau 2 cm dao động cùng pha với cùng tần số 400hz cho vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 90 cm/s. Tìm số dao động cực đại cực tiểu trong khoảng AB?
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trong thí nghiệm giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp S1; S2 trên mặt nước và dao động cùng pha nhau. Xét tia S1y vuông góc với S1S2 tại S1, hai điểm M, N thuộc S1y có MS1= 9 cm, NS1= 16 cm. Khi dịch chuyển nguồn S2 dọc theo đường thẳng chứa S1S2 ta thấy, góc MS2 N cực đại cũng là lúc M và N thuộc hai cực đại liền kề. Tìm S1S2
05/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đặt điện áp u=U căn 2 coswt (V) vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch là i phát biểu nào sau đây là đúng
06/12/2022 | 0 Trả lời
-
giải chi tiết giúp mình với..
14/12/2022 | 1 Trả lời
-
Một con lắc đơn dao động với phương trình s=5cos2πt(cm).tần số dao động của con lắc này bằng bao nhiêu
27/12/2022 | 1 Trả lời
-
Hai dòng điện thẳng dài vô hạn đặt vuông góc với nhau và nằm trong cùng một mặt phẳng (hình 2). Xác định vecto cường độ tử trưởng tổng hợp tại các điểm M, và Mỹ. biét ráng: I, 0.2A; I, -0.3A; AM, AM-0.1cm; BM, CM; -0.2cm.
01/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C
B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L
C. phụ thuộc vào cả L và C
D. không phụ thuộc vào L và C
18/04/2023 | 2 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Khi gắn vật có khối lượng m2 vào lò xo trên và kích thích cho dao động thì nó dao động với chu kì là 0,4s. Hỏi nếu khi gắn vật có khối lượng m = 2m1 + 3m2 thì nó dao động với chu kì là bao nhiêu?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thời gian là lúc thả vật, chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động ban đầu của vật. Viết phương trình dao động theo li độ góc tính ra rad.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
A. 4 cm
B. 5 cm
C. 3 cm
D. 10 cm
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
15/08/2023 | 1 Trả lời
-
A. Không đổi.
B. Tăng \(\sqrt{2}\) lần.
C. Giảm \(\sqrt{2}\) lần.
D. Giảm 2 lần.
15/08/2023 | 1 Trả lời
-
a.Tìm độ lệch pha của sóng tại M và N.
b. Trên đoạn MN có bao nhiêu điểm vuông pha với nguồn .
c. Tại thời điểm t điểm M đang hạ xuống thấp nhất thì sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì điểm N sẽ hạ xuống thấp nhất ?
d. Tìm khoảng cách lớn nhất giữa M và N .
19/08/2023 | 0 Trả lời
-
Một khối gỗ khối lượng M=400g được treo vào lò xo có độ cứng k=100N/m. Một viên bi khối lượng m=100g được bắn đến với vận tốc v = 50cm/s va chạm vào khối gỗ. Sau va chạm hệ dao động điều hòa. Xác định chu kì và biên độ dao động. Biết va chạm tuyệt đối đàn hồi.
26/09/2023 | 0 Trả lời
-
Cho pt dao động x=8cos(5π+π/3).Hãy xác định vận tốc gia tốc tại thời điểm ban đầu
20/11/2023 | 0 Trả lời
-
Trong dao động điều hòa của một vật, nếu pha ban đầu của li độ bằng pi/6 (rad) thì pha ban đầu của vận tốc sẽ bằng:
Α.-π/3 (rad)
Β. π/6 (rad)
C. π/3 (rad)
D. 2Pi/3 (rad)22/11/2023 | 1 Trả lời