YOMEDIA
NONE

Hoá học 9 Bài 48: Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo


Các em đã được tìm hiểu rất kĩ về rượu etylic, axit axeticchất béo thông qua các bài giảng trước. Trong bài này các em sẽ hệ thống lại những tính chất của các hợp chất trên và vận dụng để giải một số bài tập liên quan.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

 

Công thức

cấu tạo

Tính chất vật lí Tính chất hóa học
Rượu etylic CH3-CH2-OH

- Là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,30, nhẹ hơn nước

- Tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iốt, benzen,…

1. Phản ứng cháy

C2H6O + 3O2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2CO2 + 3H2O

2. Phản ứng với Natri

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

3. Phản ứng với axit axetic (phản ứng este hóa)

C2H5OH + CH3COOH điều kiện của phản ứng este hóa CH3COO C2H5 + H2O

Axit axetic \(\begin{array}{l} C{H_3} - \mathop C\limits_\parallel - OH\\ {\rm{ \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,O}} \end{array}\)

- Là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

1. Tính axit

-Axit axetic mang tính chất của một axit yếu.

2. Phản ứng với Rượu etylic

C2H5OH + CH3COOH điều kiện của phản ứng este hóa CH3COO C2H5 + H2O
Chất béo (R-COO)3C3H5

- Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa,…

1. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(RCOO)3C3H5+3H2O \(\xrightarrow[axit]{t^{0}}\)C3H5(OH)+  3RCOOH 

2. Thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)

(RCOO)3C3H5+3NaOH  \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) C3H5(OH)3  + 3RCOONa

Bài tập minh họa

Bài 1:

Hãy chọn các chất thích hợp điền vào các dấu hỏi rồi viết các phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau:

a) C2H5OH + ?  → ? + H2\(\uparrow\)

b) C2H5OH + ?  \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) CO+ ?

c) CH3COOH + ?  điều kiện của phản ứng este hóaCH3COOC2H5 + ?

d) CH3COOH + ?  → (CH3COO)2Mg + ?

e) CH3COOH + KOH → ?  + ?

f) (RCOO)3C3H5 + ? \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) ? + RCOONa

g) CH3COOC2H5 + H2O \(\xrightarrow[axit]{t^{0}}\) ? +  ?

h) C2H4(k) + ?    \(\overset{Axit}{\rightarrow}\)  C2H5OH

i) ? + Zn → (CH3COO)2Zn + ? \(\uparrow\)

k) 2CH3COOH + ? → (CH3COO)2Ca  + ? + H2O

Hướng dẫn:

a) 2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa + H2\(\uparrow\)

b) C2H5OH + 3O2  \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2CO+ 3H2O

c) CH3COOH + C2H5OH  điều kiện của phản ứng este hóaCH3COOC2H+ H2O

d) 2CH3COOH + Mg  → (CH3COO)2Mg + H2\(\uparrow\)

e) CH3COOH + KOH → CH3COOK  + H2O

f) (RCOO)3C3H5 + 3NaOH \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) C3H5(OH)+ 3RCOONa

g) CH3COOC2H5 + H2O \(\xrightarrow[axit]{t^{0}}\) CH3COOH + C2H5OH

h) C2H4(k) + H2O(l)    \(\overset{Axit}{\rightarrow}\)  C2H5OH

i) 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2\(\uparrow\)

k) 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca  + CO2\(\uparrow\) + H2O

Bài 2:

Cho 50 ml dung dịch axit axetic tác dụng hoàn toàn với Mg cô cạn dung dịch ta thu được 1,42 g muối.

a. Tính nồng độ mol của dung dịch axit.

b. Thể tích khí H2 ở đktc sinh ra là bao nhiêu.

Hướng dẫn:

Phương trình hóa học: 

2CH3COOH + Mg  → (CH3COO)2Mg + H2\(\uparrow\)

0,02                     \(\leftarrow\)     0,01       →  0,01

Số mol muối tạo thành là: \({n_{{{(C{H_3}COO)}_2}Mg}} = \frac{m}{M} = \frac{{1,42}}{{142}} = 0,01(mol)\)

a) Nồng độ mol của dung dịch axit là:

\({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,02}}{{0,005}} = 0,4(M)\)

b) Thể tích khí H2 sinh ra:

\({V_{{H_2}}} = 0,01.22,4 = 0,224(lit)\)

Bài 3:

Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Người ta thực hiện thí nghiệm với hỗn hợp A và thu được kết quả như sau:
- Nếu cho A phản ứng với natri dư thì sau phản ứng thu được 4,48l khí không màu.
- Nếu cho A phản ứng với Na2CO3 dư và dẫn khí tạo thành qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 10g kết tủa.
a) Hãy viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 
Các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Hướng dẫn:

Gọi a,b lần lượt là số mol của rượu và axit
Phương trình phản ứng:

2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa + H2Description: \uparrow

a (mol) →                                   \(\frac{a}{2}\)(mol)

2CH3COOH + 2Na  → 2CH3COONa + H2Description: \uparrow

b (mol) →                                        \(\frac{b}{2}\) (mol)

Vì khi cho A phản ứng với natri dư thì sau phản ứng thu được 4,48l khí không màu ta có:

\({n_{{H_2}}} = \frac{{(a + b)}}{2} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2 \Rightarrow a + b = 0,4\)      (1)

Khi tác dụng với Na2CO3 thì chỉ có axit tác dụng sinh ra CO2

Phương trình phản ứng:

2CH3COOH + Na2CO3 → (CH3COO)2Ca  + CO2 + H2O

0,2                                              \(\leftarrow\)   0,1

CO2 + Ca(OH)2 (dư) → CaCO3\(\downarrow\)  + H2O

0,1                          \(\leftarrow\)  0,1

Số mol kết tủa CaCO3 là: \({n_{CaC{O_3}}} = \frac{{10}}{{100}} = 0,1(mol)\)

Vậy số mol của axit là 0,2 (hay b = 0,2) ⇒ a = 0,2 (mol)

Khối lượng hỗn hợp A là:

m = maxit axetic + mRượu etylic = 0,2.46 + 0,2.60 = 21,2 (gam)

Phần trăm khối lượng của Rượu etylic là: 

\(\% {m_{{C_2}{H_5}OH}} = \frac{{0,2.46}}{{21,2}}.100 = 43,4\)

Phần trăm khối lượng của Axit axetic là:

\(\% {m_{C{H_3}COOH}} = 100 - \% {m_{{C_2}{H_5}OH}} = 100 - 43,4 = 56,6\)

Bài 4:

Một loại chất béo được điều chế từ C15H31COOH và glixerol C3H5(OH)3

  1. Viết phương trình phản ứng
  2. Đun nóng 4,03 kg chất béo trên với lượng dung dịch NaOH dư .Tính khối lượng glixerol thu được
  3. Tính khối lượng xà phòng bánh chứa 72% muối C15H31COONa điều chế được.

Hướng dẫn:

a) Phương trình hóa học:

3C15H31COOH + C3H5(OH)3 → (C15H31COO)3C3H5 + 3H2O

b) Số mol chất béo đem phản ứng là: 

\({n_{{{({C_{15}}{H_{31}}COO)}_3}{C_3}{H_5}}} = \frac{{4,03}}{{8,06}} = 0,5(kmol)\)

(C15H31COO)3C3H+ 3NaOH (dư) \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 3C15H31COONa + C3H5(OH)3

 0,5 (kmol) →                                   1,5 (kmol)          0,5 (kmol)

Khối lượng glixerol thu được là: 

\({m_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = 0,5.92 = 46(kg)\)

c) Khối lượng xà phòng bánh chứa 72% muối C15H31COONa điều chế được là:

mXà phòng \(= 1,5.267.\frac{{100}}{{72}} = 556,25(kg)\)

3. Luyện tập Bài 48 Hóa học 9

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 48.

Bài tập 1 trang 148 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 148 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 149 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 149 SGK Hóa học 9

Bài tập 5 trang 149 SGK Hóa học 9

Bài tập 6 trang 149 SGK Hóa học 9

Bài tập 7 trang 149 SGK Hóa học 9

Bài tập 48.1 trang 57 SBT Hóa học 9

Bài tập 48.2 trang 58 SBT Hóa học 9

Bài tập 48.3 trang 58 SBT Hóa học 9

Bài tập 48.4 trang 58 SBT Hóa học 9

Bài tập 48.5 trang 58 SBT Hóa học 9

Bài tập 48.6 trang 58 SBT Hóa học 9

Bài tập 48.7 trang 58 SBT Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 48 chương 5 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF