Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 10 Bài 11 Luyện tập giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức và hiểu thêm về sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học.
-
Bài tập 1 trang 53 SGK Hóa học 10
a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?
b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn ? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
-
Bài tập 2 trang 53 SGK Hóa học 10
Tìm câu sai trong những câu dưới đây:
A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.
D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).
-
Bài tập 3 trang 54 SGK Hóa học 10
Từ trái sang phải trong một chu kì, tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố các nguyên tố giảm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?
-
Bài tập 4 trang 54 SGK Hóa học 10
Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên?
-
Bài tập 5 trang 54 SGK Hóa học 10
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28:
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
-
Bài tập 6 trang 54 SGK Hóa học 10
Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng
b) Lớp electron ngoài cùng là lớp electron thứ mấy?
c) Viết số electron ở từng lớp electron?
-
Bài tập 7 trang 54 SGK Hóa học 10
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó?
-
Bài tập 8 trang 54 SGK Hóa học 10
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4, oxit cao nhất của nó chứa 53,3% H về khối lượng. Tìm nguyên tử khối nguyên tố đó?
-
Bài tập 9 trang 54 SGK Hóa học 10
Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Xác định kim loại đó?
-
Bài tập 11.1 trang 26 SBT Hóa học 10
Trong các nguyên tố sau, nguyên tử của nguyên tố có bán kính lớn nhất là
A. O
B. F
C. N
D. Al.
-
Bài tập 11.2 trang 26 SBT Hóa học 10
Cho các nguyên tố : Ca, C, F, O, Be.
a) Dãy nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử là
A. C, F, Ca, O, Be.
B. Ca, Be, C, O, F
C. F, O, C, Be, Ca
D. O, C, F, Ca, Be.
b) Dãy nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử là
A. C, F, O, Be, Ca.
B. Ca, Be, C, O, F
C. F, C, O, Ca, Be.
D. F, O, C, Be, Ca.
-
Bài tập 11.3 trang 26 SBT Hóa học 10
Khối lượng của nguyên tử beri bằng 9,012u.
a) Nguyên tử khối của beri bằng
A. 9.
B. 9,012.
C. 9,012.
D 4.
b) Số khối hạt nhân nguyên tử beri bằng
A. 9. B. 9,012.
C. 9,012 g/mol. D 4.
c) Khối lượng mol nguyên tử beri bằng
A. 9.
B. 9,012.
C. 9,012.
D 4.
-
Bài tập 11.4 trang 26 SBT Hóa học 10
Khi cho hạt nhân \(_2^4He\) bắn phá vào hạt nhân \(_6^12C\) , người ta thu được một nơtron và một hạt nhân Y. Y là hạt nhân nào cho dưới đây ?
A. \(_8^15O\)
B. \(_6^13C\)
C. \(_7^14N\)
D. \(_4^9Be\)
-
Bài tập 11.5 trang 26 SBT Hóa học 10
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A thì
A. ở vỏ electron của nguyên tử các nguyên tố nhóm A đó có số electron như nhau.
B. có số lớp electron như nhau,
C. có số e ngoài cùng như nhau
D. có cùng số electron s hay p.
-
Bài tập 11.6 trang 27 SBT Hóa học 10
Nguyên tử của nguyên tố X là [Ar]3d54s
2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn làA. chu kì 4, nhóm IIA.
B. chu kì 4, nhóm IIB.
C. chu kì 4, nhóm VIIA
D. chu kì 4, nhóm VIIB.
-
Bài tập 11.7 trang 27 SBT Hóa học 10
Cho cấu hình electron của Zn là [Ar]3d104s
2. Vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn làA. ô 29, chu kì 4, nhóm IIA.
B. ô 30, chu kì 4, nhóm IIA.
C. ô 30, chu kì 4, nhóm IIB.
D. ô 30, chu kì 4, nhóm IIIB.
-
Bài tập 11.8 trang 27 SBT Hóa học 10
Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng,
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
-
Bài tập 11.9 trang 28 SBT Hóa học 10
Hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3.
Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), Si (Z = 14), P (Z = 15), S (Z = 16), C1 (Z = 17).
-
Bài tập 11.10 trang 28 SBT Hóa học 10
Hãy viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyển tố thuộc nhóm IIA.
Be (Z = 4), Mg (Z = 12), Ca (Z = 20), Sr (Z = 38),
Ba (Z = 56), Ra (Z = 88).
-
Bài tập 11.11 trang 28 SBT Hóa học 10
Các nguyên tố thuộc các nhóm B (từ IB đến VIIIB) có mặt trong các chu kì nhỏ không ?
-
Bài tập 11.12 trang 28 SBT Hóa học 10
Trong tự nhiên, nguyên tố bo có 2 đồng vị: 11B, nguyên tử khối coi là bằng 11, thành phần 80,1% ; 10B nguyên tử khối coi là bằng 10, thành phần 19,9%. Hãy tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố bo trong tự nhiên.
-
Bài tập 11.13 trang 28 SBT Hóa học 10
Một nguyên tố X ở nhóm VIA, chu kì 3.
Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X
Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
-
Bài tập 11.14 trang 28 SBT Hóa học 10
Nguyên tố X (thuộc nhóm A), có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 3s23p6
Hãy viết cấu hình electron nguyên tử (đầy đủ) của X.
Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
-
Bài tập 11.15 trang 28 SBT Hóa học 10
a) So sánh tính phi kim của Si (Z =14) với AI (Z = 13) và P (Z = 15).
b) So sánh tính phi kim của Si (Z = 14) với C(Z = 6) và Ge (Z = 32).
-
Bài tập 11.16 trang 28 SBT Hóa học 10
Cho 5,05 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA và thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước (dư), thu được 1,68 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch B. Tìm tên hai kim loại và khối lượng chất tan có trong dung dịch B.
-
Bài tập 11.17 trang 28 SBT Hóa học 10
Cho 39,6 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại đứng kế tiếp nhau trong nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HC1, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Xác định hai kim loại
-
Bài tập 1 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
Những câu sau đây, câu nào sai?
A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số electron bằng nhau.
D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm. (trừ chu kì 1)
-
Bài tập 2 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
a) Dựa trên các nguyên tắc nào người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?
b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
-
Bài tập 3 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim?Nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điếm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
-
Bài tập 4 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
-
Bài tập 5 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tố đó.
-
Bài tập 6 trang 60 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tố đó.
-
Bài tập 7 trang 61 SGK Hóa học 10 nâng cao
Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
-
Bài tập 8 trang 61 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.
a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.
b) So sánh tính chất hóa học của chúng.
-
Bài tập 9 trang 61 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim loại đó.
-
Bài tập 10 trang 61 SGK Hóa học 10 nâng cao
Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: 1s22s22p63s23p63d54s1
Hãy xác định:
a) Vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
b) Nêu tính chất hóa học cơ bản của X.
-
Bài tập 11 trang 61 SGK Hóa học 10 nâng cao
Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.