YOMEDIA
NONE

Vật lý 12 Bài 22: Sóng điện từ


Không có loại sóng nào lại có ứng dụng rộng rãi như Sóng điện từ: Từ việc nghiên cứu các thiên hà xa xôi, điều khiển con tàu vũ trụ, truyền thanh, truyền hình đến việc chữa bệnh, đun nấu bằng lò vi sóng... tất cả đều có sử dụng sóng điện từ. Ở bài học hôm nay, chúng ta cùng nghiên cứu các kiến thức liên quan đến Sóng điện từ.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Sóng điện từ

a. Sóng điện từ là gì? 

Khái niệm: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

b. Các đặc điểm của sóng điện từ 

- Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không bằng tốc độ ánh sáng \(c=3.10^{8}(m/s)\). Tốc độ của sóng điện từ trong điện môi thì nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi.

- Sóng điện từ là sóng ngang: và luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

- Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

- Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Người ta chia sóng vô tuyến thành: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài

c. Tính chất và ứng dụng của sóng điện từ.

- Sóng điện từ có các tính chất sau:

+ Trong quá trình lan truyền, nó mang theo năng lượng.

+ Tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, giao thoa và nhiễu xạ.

+ Nguồn phát sóng điện từ (còn gọi là chấn tử) rất đa dạng, có thể là bất cứ vật thể nào tạo ra một điện trường hoặc một từ trường biến thiên như: tia lửa điện, dây dẫn điện xoay chiều, cầu dao đóng ngắt mạch điện,…

2.2. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển

a. Các vùng sóng ngắn ít bị hấp thụ

- Các phân tử không khí trong khí quyển hấp thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn nên các sóng này không thể truyền đi xa.

- Trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị không khí hấp thụ.

b. Sự phản xạ của các sóng ngắn trên tầng điện li

- Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó các phân tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.. Tầng điện li kéo dài từ độ cao khoảng 80km đến 800km.

- Các sóng ngắn vô tuyến phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển.

- Nhờ có sự phản xạ liên tiếp trên tầng điện li và trên mặt đất mà các sóng ngắn có thể truyền đi rất xa trên mặt đất

Bài tập minh họa

Bài 1:

Mạch dao động của một máy thu thanh với cuộn dây có độ tự cảm \(L=5.10^{-6}H\), tụ điện có điện dung  \(C=2.10^{-8}F\) ; điện trở thuần R = 0. Hãy cho biết máy đó thu được sóng điện từ có bước sóng bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Ta có: \(\lambda =2\pi c\sqrt{LC}=600m\)

Bài 2: 

Mạch thu sóng của một máy thu thanh đơn giản gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh để tụ có điện dung \({C_1}\) thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng \({\lambda _1} = 16m.\) Điều chỉnh để tụ có điện dung \({C_2}\) thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng  \({\lambda _2} = 12m.\) Điều chỉnh để tụ có điện dung \(C = {C_1} + 3{C_2}\) thì mạch sẽ thu được sóng điện từ có bước sóng \(\lambda\) bằng bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải:

\(\lambda =2\pi.c\sqrt{LC}\Rightarrow \lambda ^2\sim C\)

\(C=C_1+3C_2\Rightarrow \lambda ^2=\lambda ^2_1+3\lambda _2^2\)
\(\Rightarrow \lambda =\sqrt{16^2+3.12^2}=26,2m\)

4. Luyện tập Bài 22 Vật lý 12 

Cùng với Điện từ trườngSóng điện từ​ là 1 trong những kiến thức quan trọng nhất của chương 4- Dao động và sóng điện từ. Qua bài giảng Sóng điện từ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

- Nêu được định nghĩa sóng điện từ.

- Nêu được các đặc điểm của sóng điện từ.

- Nêu được đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 12 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 115 SGK Vật lý 12

Bài tập 2 trang 115 SGK Vật lý 12

Bài tập 3 trang 115 SGK Vật lý 12

Bài tập 4 trang 115 SGK Vật lý 12

Bài tập 5 trang 115 SGK Vật lý 12

Bài tập 6 trang 115 SGK Vật lý 12

Bài tập 22.1 trang 58 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.2 trang 58 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.3 trang 58 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.4 trang 58 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.5 trang 58 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.6 trang 58 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.7 trang 59 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.8 trang 59 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.9 trang 59 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.10 trang 59 SBT Vật lý 12

Bài tập 22.11 trang 59 SBT Vật lý 12

Bài tập 1 trang 132 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 2 trang 132 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 3 trang 132 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 4 trang 132 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 5 trang 132 SGK Vật lý 12 nâng cao

5. Hỏi đáp Bài 22 Chương 4 Vật lý 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 12 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON