Giải bài 4 tr 82 sách GK Toán ĐS & GT lớp 11
Cho tổng \(S_n=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{n(n+1)}\)với n ε N* .
a) Tính \(S_1, S_2, S_3\).
b) Dự đoán công thức tính tổng \(S_n\) và chứng minh bằng quy nạp.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
Câu a:
Ta có: \(S_1=\frac{1}{1.2}=\frac{1}{2}\)
\(S_2=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}=\frac{2}{3}\)
\(S_3=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\frac{1}{3.4}=\frac{3}{4}\)
Câu b:
Từ câu a) ta dự đoán \(S_n=\frac{n}{n+1} (1)\), với mọi n ε N* .
Ta sẽ chứng minh đẳng thức (1) bằng phương pháp quy nạp
Theo a) ta thấy (1) đúng khi n = 1, n=2,n=3.
Giả sử (1) đúng với n = k ≥ 1, tức là
\(S_k=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{k(k+1)}=\frac{k}{k+1}\) (2)
Ta phải chứng minh (1) đúng đến khi n = k + 1, tức là
\(S_k+1=\frac{k+1}{k+2}\) (3)
Thật vậy ta có:
\(S_{k+1}=\left [ \frac{1}{1.2}+ \frac{1}{2.3}+...+ \frac{1}{k.(k+1)} \right ]+ \frac{1}{(k+1)(k+2)}\)
\(=S_k+\frac{1}{(k+1)(k+2)}=\frac{k}{k+1}+\frac{1}{(k+1)(k+2)}= \frac{k^2+2k+1}{(k+1)(k+2)}\)
\(=\frac{k+1}{k+2}\)
⇒ (3) đúng ⇒ (đpcm)
-- Mod Toán 11 HỌC247
-
Chứng minh đẳng thức cho sau đây (với \(n \in N*\) ): \(3 + 9 + 27 + ... + {3^n} = \dfrac{1}{2}\left( {{3^{n + 1}} - 3} \right).\)
bởi Spider man 12/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh đẳng thức cho sau đây (với \(n \in N*\) ): \(2 + 5 + 8 + ... + \left( {3n - 1} \right) = \dfrac{{n\left( {3n + 1} \right)}}{2}\)
bởi thu hằng 12/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
chứng minh rằng n^2016+ 2015n^2014 chia hết cho 6 với mọi số nguyên n
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Đặt \({S_n} = \underbrace {\sqrt {2 + \sqrt {2 + ... + \sqrt 2 } } }_{n\,dau\,can}\). Giả sử hệ thức \({S_n} = 2\cos \dfrac{\pi }{{{2^{n + 1}}}}\) là đúng với \(n = k \ge 1\). Để chứng minh hệ thức trên cũng đúng với \(n = k + 1\), ta phải chứng minh \({S_{k + 1}}\) bằng:
bởi Bao Nhi 01/03/2021
A. \({S_n} = \underbrace {\sqrt {2 + \sqrt {2 + ... + \sqrt 2 } } }_{k + 1\,dau\,can}\)
B. \(2\cos \dfrac{\pi }{{{2^{k + 2}}}}\)
C. \(2\cos \dfrac{\pi }{{{2^{k + 1}}}}\)
D. \(\sqrt {2 + {S_k}} \)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét mệnh đề chứa biến \(P\left( n \right)\):”\({10^{n - 1}} < n + 2017\) với \(n \in {\mathbb{N}^*}\)”. Bằng phép thử ta có \(P\left( 1 \right),P\left( 2 \right),P\left( 3 \right),P\left( 4 \right)\) là đúng. Khẳng định nào sau đây là sai?
bởi Tram Anh 01/03/2021
A. \(P\left( n \right)\) đúng với mọi số chẵn \(n \le 4\)
B. \(P\left( n \right)\) đúng với mọi số lẻ \(n \le 4\)
C. \(P\left( n \right)\) đúng với mọi số \(n\)
D. \(P\left( n \right)\) đúng với mọi số \(n \le 4\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 82 SGK Đại số & Giải tích 11
Bài tập 3 trang 82 SGK Đại số & Giải tích 11
Bài tập 5 trang 82 SGK Đại số & Giải tích 11
Bài tập 3.1 trang 107 SBT Toán 11
Bài tập 3.2 trang 107 SBT Toán 11
Bài tập 3.3 trang 107 SBT Toán 11
Bài tập 3.4 trang 107 SBT Toán 11
Bài tập 3.5 trang 107 SBT Toán 11
Bài tập 3.6 trang 107 SBT Toán 11
Bài tập 3.7 trang 107 SBT Toán 11
Bài tập 3.8 trang 108 SBT Toán 11
Bài tập 1 trang 100 SGK Toán 11 NC
Bài tập 2 trang 100 SGK Toán 11 NC
Bài tập 3 trang 100 SGK Toán 11 NC
Bài tập 4 trang 100 SGK Toán 11 NC
Bài tập 5 trang 100 SGK Toán 11 NC
Bài tập 6 trang 100 SGK Toán 11 NC