Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 34431
Tác động của gió mùa Đông Bắc nước ta mạnh nhất ở
- A. Đồng bằng Bắc Bộ
- B. Tây Bắc
- C. Bắc Trung Bộ
- D. Đông Bắc
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 34432
Hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên ở vùng núi đá vôi ở nước ta là
- A. nguy cơ phát sinh động đất ở các đứt gãy.
- B. dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô.
- C. dễ xảy ra hiện tượng lũ ống và lũ quét.
- D. thường xuyên bị cháy rừng về mùa khô.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 34433
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết nơi có thềm lục địa hẹp nhất ở nước ta là vùng biển
- A. Bắc Bộ.
- B. Nam Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Nam Trung Bộ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 34434
Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là
- A. có nhiều cao nguyên xếp tầng hơn.
- B. sự tương phản đông- tây rõ rệt hơn.
- C. độ cao trung bình địa hình thấp hơn.
- D. có nhiều khối núi cao đồ sộ hơn.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 34435
Cho biểu đồ về lao động của một số quốc gia năm 2014
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
- A. Số lượng lao động theo thành phần kinh tế của Ấn Độ, Bra-xin và Anh, năm 2014.
- B. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Bra-xin và Anh, năm 2014.
- C. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của Ấn Độ, Bra-xin và Anh, năm 2014.
- D. Số lượng lao động của các khu vực kinh tế ở Ấn Độ, Bra-xin và Anh, năm 2014.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 34436
Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014
Nước
Sản lượng lương thực (triệu tấn)
Số dân (triệu người)
Trung Quốc
557,4
1364,3
Hoa Kì
442,9
318,9
Ấn Độ
294,0
1295,3
Pháp
56,2
66,5
Việt Nam
50,2
90,7
Thế giới
2817,3
7265,8
Để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- A. Cột ghép
- B. Miền
- C. Đường
- D. Tròn
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 34437
Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam là do
- A. sức hấp dẫn của các đô thị mới xây dựng.
- B. sự dịch chuyển của phân bố công nghiệp.
- C. tâm lí thích di chuyển của người dân.
- D. sự thu hút của các điều kiện sinh thái.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 34438
Phát biểu nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu (EU)?
- A. Là khu vực có sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia.
- B. Là tổ chức thương mại đứng hàng đầu trên thế giới.
- C. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.
- D. Là một trong các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 34439
Ở miền nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao
- A. 700-800m.
- B. 900-1000m.
- C. 800-900m.
- D. 600-700m.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 34440
Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là
- A. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.
- B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- C. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.
- D. vị trí địa lí nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 34441
Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta là
- A. thực hiện các dự án trồng rừng theo kế hoạch
- B. duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng
- C. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
- D. giao đất, giao rừng cho người dân tránh tình trạng du canh du cư
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 34443
Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là
- A. lưu lượng nước lớn và hàm lượng phù sa cao
- B. chiều dài tương đối ngắn và diện tích lưu vực nhỏ
- C. chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ
- D. chảy theo hướng tây bắc- đông nam và đổ ra biển Đông
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 34444
Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do
- A. phát triển thủy điện
- B. các vụ cháy rừng
- C. khai thác quá mức
- D. mở rộng đất trồng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 34445
Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 1990-2004
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
- A. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004.
- B. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004.
- C. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004.
- D. Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 34446
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
- A. Thanh Hóa
- B. Huế
- C. Đà Nẵng
- D. Vinh
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 34447
Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
- A. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
- B. có nhiều khối núi cao đồ sộ
- C. đều có hướng vòng cung
- D. đồi núi thấp chiếm ưu thế
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 34448
So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là
- A. đến sớm và kết thúc muộn hơn.
- B. đến sớm và kết thúc sớm hơn.
- C. đến muộn và kết thúc sớm hơn.
- D. đến muộn và kết thúc muộn hơn.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 34449
Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này
- A. nằm gần biển, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam
- B. nằm gần chí tuyến, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam
- C. nằm gần xích đạo, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc
- D. nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 34452
Vùng núi nào của nước ta có cấu trúc địa hình như sau: Phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các cao nguyên đá vôi?
- A. Trường Sơn Bắc.
- B. Đông Bắc
- C. Trường Sơn Nam
- D. Tây Bắc
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 34453
Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, loại gió nào chiếm ưu thế từ Đà Nẵng trở vào?
- A. Gió mùa Tây Nam.
- B. Gió phơn Tây Nam.
- C. Gió mùa Đông Bắc.
- D. Tín phong bán cầu Bắc.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 34457
Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?
- A. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
- B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 34459
Cho biểu đồ về dầu thô ở một số khu vực của thế giới năm 2003
Hãy cho biết biểu đồ trên biểu hiện nội dung nào sau đây?
- A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
- B. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
- C. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
- D. Sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 34460
Đặc điểm không đúng với vùng núi Tây Bắc là
- A. có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình- Thanh Hóa.
- B. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng đông bắc- tây nam
- C. xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông như: sông Đà, sông Mã, sông Chu
- D. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 34465
Brexit là từ dùng để nói về sự kiện
- A. người nhập cư ồ ạt vào liên minh Châu Âu
- B. hình thành các liên kết vùng ở Châu Âu
- C. khủng hoảng nợ công trầm trọng ở Châu Âu
- D. nước Anh rời khỏi liên minh Châu Âu.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 34466
Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Nam ở vĩ độ
- A. 8036’B
- B. 8034’B
- C. 8037’B
- D. 8038’B
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 34467
Cho biểu đồ:
Sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005-2012
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2005-2012
- A. Tỉ trọng dân thành thị tăng, tỉ trọng dân nông thôn giảm.
- B. Tỉ trọng dân thành thị lớn hơn tỉ trọng dân nông thôn.
- C. Dân số nước ta vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
- D. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số diễn ra còn chậm.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 34469
Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có
- A. quãng đường đi dài
- B. tốc độ rất lớn
- C. sự đối hướng liên tục
- D. tầng ẩm rất dày
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 34473
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của bão ở nước ta?
- A. Tần suất hoạt động nhiều nhất vào tháng 9.
- B. Nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ven biển miền Trung.
- C. Tần suất bão tháng 6 là từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng.
- D. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 34474
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về nhiệt độ trung bình năm ở nước ta?
- A. Cao trên 200C (trừ các vùng núi cao).
- B. Tăng dần từ Bắc vào Nam.
- C. Giảm dần từ Bắc vào Nam.
- D. Có sự phân hóa theo không gian.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 34475
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 13, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở dãy núi
- A. Hoàng Sơn
- B. Tam Đảo
- C. Bạch Mã
- D. Hoàng Liên Sơn
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 34476
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?
- A. Khí hậu nóng ẩm.
- B. Khoáng sản nhiều loại.
- C. Rừng ôn đới phổ biến.
- D. Đất trồng đa dạng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 34477
Cho bảng: Dân số và số dân thành thị nước ta giai đoạn 1995-2014
(Đơn vị: triệu người)
Năm
1995
2000
2005
2010
2014
Tổng dân số
72,0
77,6
82,4
86,9
90,7
Dân số thành thị
14,9
18,7
22,3
26,5
30,0
Để thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995-2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- A. Miền
- B. Tròn
- C. Cột chồng
- D. Đường
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 34478
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do
- A. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông.
- B. được sự điều tiết của các hồ nước.
- C. nguồn nước ngầm phong phú.
- D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 34479
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và trang 14, cho biết hướng vòng cung của địa hình nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây?
- A. Đông Bắc
- B. Trường Sơn Nam
- C. Trường Sơn Bắc
- D. Tây Bắc
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 34480
Dân tộc nào chiếm đại đa số ở Trung Quốc?
- A. Dân tộc Choang
- B. Dân tộc Tạng
- C. Dân tộc Hán
- D. Dân tộc Mông Cổ
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 34481
Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là
- A. trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển.
- B. chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.
- C. đội ngũ lao động có trình độ khoa học kĩ thuật di cư đến các nước phát triển.
- D. phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 34482
Kiểu thời tiết điển hình của Nam Bộ vào thời kì mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) là
- A. nắng nóng, trời nhiều mây
- B. nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo
- C. nắng, ít mây và mưa nhiều
- D. nóng ẩm, mưa phùn
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 34483
Các loài thực vật: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam phát triển ở đai cao nào?
- A. Đai ôn đới gió mùa trên núi
- B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- C. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi
- D. Đai cận nhiệt đới và ôn đới
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 34485
Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có hững ngày nắng ấm là do
- A. trông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục.
- B. tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc.
- C. gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng và tính chất.
- D. tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 34487
Thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở vùng núi Tây Bắc nước ta?
- A. Lũ quét
- B. Triều cường
- C. Rét hại
- D. Trượt lở đất