Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 72766
Cơ quan tương đồng là những cơ quan có
- A. nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự
- B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau
- C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau
- D. nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 72769
Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β - Hêmôglôbin như nhau chứng tỏ người và tinh tinh cùng nguồn gốc. Đó là
- A. bằng chứng giải phẫu so sánh
- B. bằng chứng phôi sinh học
- C. bằng chứng địa lí sinh học
- D. bằng chứng sinh học phân tử
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 72772
Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
- B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
- C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể
- D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 72776
Nội dung đúng khi đề cập đến sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là:
- A. kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành tính thích nghi của sinh vật còn chọn lọc nhân tạo là tạo nên sự đa dạng về loài trong sinh giới
- B. chọn lọc nhân tạo xảy ra ở phạm vi rộng lớn so với chọn lọc tự nhiên
- C. chọn lọc tự nhiên tiến hành dựa trên nguồn biến dị của sinh vật còn chọn lọc nhân tạo chỉ dựa trên nguồn biến dị do con người chủ động tạo ra trên sinh vật
- D. chọn lọc nhân tạo có thể làm mất đi khả năng tồn tại của sinh vật trong môi trường tự nhiên còn chọn lọc tự nhiên thì không
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 72779
Cho các thông tin nói về thuyết tiến hóa tổng hợp như sau :
(1) có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm; (2) diễn ra trên quy mô rộng lớn;
(3) thời gian địa chất rất dài; (4) thời gian lịch sử tương đối ngắn;
(5) phạm vi phân bố tương đối hẹp; (6) hình thành các nhóm phân loại trên loài;
(7) thường được nghiên cứu gián tiếp.
Các thông tin đúng cho quá trình tiến hóa lớn là:
- A. 1, 3, 5, 7
- B. 2, 4, 5, 6
- C. 2, 3, 6, 7
- D. 2, 3, 5, 6
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 72784
Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là:
- A. cá thể
- B. quần thể
- C. quần xã
- D. loài
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 72789
Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, thì:
- A. nguồn biến dị di truyền của một quần thể có thể được bổ sung từ các quần thể khác
- B. trong một quần thể, nguồn biến dị di truyền chỉ có được từ sự phát sinh đột biến và biến dị tổ hợp của quần thể
- C. đột biến là nguyên liệu thứ cấp còn biến dị tổ hợp là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa
- D. tiến hóa sẽ không xảy ra nếu trong quần thể xuất hiện các biến dị di truyền
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 72796
Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đột biến là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá?
- A. Đột biến phần lớn có hại nhưng khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó
- B. Giá trị thích của đột biến còn có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen, nó có thể trở thành có lợi
- C. Tất cả các đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình mới có khả năng thích nghi cao
- D. Nhờ quá trình giao phối, các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 72800
Di - nhập gen có ý nghĩa nào sau đây đối với sự tiến hóa?
- A. Di nhập gen là nhân tố gây biến động di truyền
- B. Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể
- C. Di nhập gen là nhân tố quyết định sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
- D. Di nhập gen là điều kiện thúc đẩy sự phân li tính trạng xảy ra mạnh hơn
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 72805
Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là:
- A. đột biến
- B. di nhập gen
- C. các yếu tố ngẫu nhiên
- D. giao phối không ngẫu nhiên
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 72809
Có các loại môi trường phổ biến là:
- A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật
- B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong
- C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài
- D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 72811
Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái:
- A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật
- B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật
- C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật
- D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 72815
Điều kiện sống của các loài như sau : (1) Sống được ở nhiệt độ 0oC đến 15oC . (2) Sống được ở nhiệt độ 5oC đến 39oC . (3) Sống được ở nhiệt độ 18oC đến 67oC . (4) Sống được ở nhiệt độ 50oC đến 56oC . (5) Sống được ở độ ẩm 20% đến 60%. (6) Sống được ở độ ẩm 95% đến 100%. (7) Sống được ở độ ẩm
10% đến 20%. (8) Sống được ở độ ẩm 40% đến 70%. Loài nào là loài rộng nhiệt ưa ẩm?- A. Loài có đặc tính 3 và 6
- B. Loài có đặc tính 4 và 5
- C. Loài có đặc tính 1 và 7
- D. Loài có đặc tính 2 và 8
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 72817
Khi biết được giá trị về giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái ở một loài vật nuôi, ta có thể:
- A. nuôi chúng trong môi trường thuận lợi để chúng sinh sản tốt nhất
- B. thiết kế chuồng trại phù hợp nhất với chúng
- C. tạo môi trường sống tốt nhất cho chúng để chúng cho năng suất cao nhất có thể
- D. cung cấp cho chúng nguồn thức ăn thích hợp
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 72820
Trên một cây to, có loài chim sống trên cao, có loài chim sống dưới thấp, cho thấy giữa 2 loài:
- A. khác nơi ở và có cùng ổ sinh thái
- B. cùng giới hạn sinh thái
- C. có cùng nơi ở và ổ sinh thái
- D. có cùng nơi ở và khác ổ sinh thái
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 72825
Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
- A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt
- B. Tập hợp cây cọ ở đồi cọ Phú Thọ
- C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ
- D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 72826
Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
- A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn
- B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau
- C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật
- D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 72827
Ở loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở những nhiệt độ khác nhau (cao hoặc thấp hơn 20oC) thì tỉ lệ giới tính của đàn con sẽ:
- A. toàn là cá thể cái
- B. khác 1 : 1
- C. toàn cá thể đực
- D. xấp xỉ 1 : 1
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 72828
Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:
- A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ
- B. dừng ngay, nếu không quần thể sẽ cạn kiệt
- C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái
- D. tăng cường đánh bắt, vì quần thể đang ổn định
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 72830
Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể xuất hiện khi:
- A. môi trường không đồng nhất, giữa các cá thể cạnh tranh gay gắt
- B. môi trường đồng nhất, giữa các cá thể có tính cạnh tranh gay gắt
- C. môi trường không đồng nhất, giữa các cá thể có tính quần tụ cao
- D. môi trường đồng nhất, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 72831
Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là:
- A. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường
- B. tạo sự cân bằng giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong trong quần thể
- C. giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
- D. duy trì mật độ và tỉ lệ giới tính trong quần thể
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 72832
Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là:
- A. kích thước của quần thể
- B. tăng trưởng của quần thể
- C. mật độ cá thể của quần thể
- D. trạng thái cân bằng của quần thể
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 72834
Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể Chim Cồng Cộc; năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; Biết tỉ lệ sinh của quần thể là 10%/năm, tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có xuất - nhập cư. Dự đoán mật độ cá thể của quần thể ở năm thứ hai là:
- A. 0,27 cá thể/ha
- B. 0,275 cá thể/ha
- C. 0,28 cá thể/ha
- D. 0,26 cá thể/ha
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 72835
Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì:
- A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
- B. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn
- C. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng
- D. quần thể rơi vào trạng thái suy giảm nhưng sẽ nhanh chóng hồi phục.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 72836
Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể vào hoặc ra khỏi quần thể .
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
- A. I và II
- B. I, II và III
- C. I, II và IV
- D. I, II, III và IV
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 72838
Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
- A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều , đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít
- B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn
- C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều
- D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 72839
Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm:
- A. Chất lượng môi trường giảm sút
- B. Chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người
- C. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người
- D. Chất lượng môi trường không giảm sút, nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 72841
Người ta xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước lên sự phát triển của hai loài cá như sau: Cá chép có giới hạn dưới là 2oC, giới hạn trên là 440C. Cá rô phi có giới hạn dưới là 5,6oC, giới hạn trên là 42oC . Nhận định nào sau đây đúng?
- A. Loài cá rô phi thích hợp với ao hồ miền Bắc nước ta hơn loài cá chép
- B. Khả năng chịu lạnh của loài cá rô phi cao hơn loài cá chép
- C. Mức nhiệt thuận lợi của loài rô phi thấp hơn so với loài cá chép
- D. Loài cá chép có khả năng phân bố rộng hơn loài cá rô phi
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 72843
Loài sâu xanh hại lá biến thái qua các giai đoạn : trứng, sâu, nhộng, bướm. Tổng nhiệt hữu hiệu qua mỗi giai đoạn theo thứ tự trên là 60, 240, 180, 24 độ ngày. Loài có ngưỡng nhiệt phát triển là 9oC . Biết nhiệt độ trung bình của môi trường là 21 C . Số thế hệ trung bình của sâu trong một năm là:
- A. 5 thế hệ
- B. 11 thế hệ
- C. 12 thế hệ
- D. 9 thế hệ
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 72845
Trên mặt hồ có diện tích 1 ha, mật độ của lục bình là 5 cây/m2 . Mỗi cây chiếm diện tích trung bình 1,25dm2 , cứ 10 ngày mỗi cây mẹ sinh thêm một cây mới và không xảy ra tử vong, phát tán. Số cá thể lục bình phủ kín mặt hồ sau thời gian bao lâu?
- A. 30 ngày
- B. 40 ngày
- C. 50 ngày
- D. 60 ngày