YOMEDIA
NONE

Hoá học 11 Bài 12: Phân bón hóa học


Nội dung bài học Phân bón hóa học tìm hiểu về khái niệm phân bón hóa học và phân loại. Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

  • Phân bón hoá học: là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.
  • Có 3 loại chính: phân đạm, phân lân và phân kali.

1.1. Phân đạm

Các loại đạm amoni, đạm nitrat, đạm urê

Hình 1: Các loại đạm amoni, đạm nitrat, đạm urê

  • Cung cấp N hoá hợp dưới dạng NO3-, NH4+
  • Kích thích quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein thực vật à Cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.
  • Độ dinh dưỡng được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng của nguyên tố N

Phân đạm

amoni

nitrat

Urê

Thành phần hoá học chính

Muối amoni: NH4Cl; NH4NO3; (NH4)2SO4; ...

NaNO3; Ca(NO3)2; ...

(NH2)2CO

Phương pháp điều chế

NH3 tác dụng với axit tương ứng

Axit nitric và muối cacbonat

CO2+2NH3  (NH2)2CO +H2O

Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá

NH4+; NO3-

NO3-

NH4+

1.2. Phân lân

  • Cung cấp P cho cây dưới dạng ion PO4 3-
  • Tăng quá trình sinh hoá, trao đổi chất, trao đổi năng lượng của cây.
  • Đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5.

Phân

Supephotphat đơn

Supephotphat kép

Lân nung chảy

Thành phần hoá học chính

 

Hàm lượng PO5

Ca(H2PO4)2 + CaSO4

 

14-20%

Ca(H2PO4)2

 

40-50%

Hỗn hợp phatphat và silicat của canxi, magiê

 

12-14%

Phương pháp điều chế

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc → Ca(H2PO4)2 + CaSO4

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4

 

4H3PO4 + Ca3(PO4)2 → 3Ca(H2PO4)2

 

Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc ở  trên 1000oC

Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá

H2PO42-

H2PO42-

Không tan trong nước, tan trong môi trường axit (đất chua)

1.3. Phân kali

  • Cung cấp kali dưới dạng ion K+.
  • Tăng cường tạo ra đường, bột, xơ, dầu à tăng khả năng chống rét, chống bệnh và chịu hạn cho cây.
  • Đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng K2O

1.4. Phân hỗn hợp và phân phức hợp

  • Phân hỗn hợp: N,K,P
  • Phức hợp: Amophot: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

1.5. Phân vi lượng

  • Cung cấp các nguyên tố: Bo, Mg, Zn, Cu, Mo… ở dạng hợp chất.
  • Cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nên các nguyên tố trên đóng vai trò là vitamin cho thực vật.

Phân bón hóa học

Hình 2: Phân bón hóa học

Bài tập minh họa

Bài 1:

Chia dung dịch H3PO4 thành 3 phần bằng nhau:
- Trung hoà phần một vừa đủ bởi 300ml dung dịch NaOH 1,5M.
- Trộn phần hai với phần ba rồi cho tiếp vào một lượng dung dịch NaOH như đã dùng ở phần một, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị m là:

Hướng dẫn:

\(\\ P1 : n_{NaOH}.\frac{1}{3} = n_{H_{3}PO_{4}} = 0,15 \ mol \\ P2 + P3 : n_{H_{3}PO_{4}} = 0,3 \ mol \Rightarrow n_{NaOH} = 1,5n_{H_{3}PO_{4}}\)
⇒ Tạo muối: NaH2PO4: x mol và Na2HPO4: y mol
⇒ nNaOH = x + 2y = 0,45; x + y = 0,3
⇒ x = y = 0,15 mol
⇒ Muối gồm 0,15 mol NaH2PO4 và 0,15 mol Na2HPO4
⇒ m = 39,3g 

Bài 2:

Một loại phân bón không chứa tạp chất (phân nitrophotka) có chứa 17,5%N theo khối lượng. Phần trăm theo khối lượng của photpho trong loại phân bón nói trên có giá trị gần nhất với?

Hướng dẫn:

Phân Nitrophotka là: x(NH4)2HPO4.yKNOcó %mN = 17,5%
⇒ (28x + 14y)/(132x + 101y) = 0,175
⇒ 4x = 3y
⇒ %mP = 11,625%

Bài 3:

Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H3PO4, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. cô cạn dung dịch Y thu được 1,22m gam chất rắn khan. Giá trị m là:

Hướng dẫn:

NaOH + H3PO4 → NaH2PO+ H2O
2NaOH + H3PO→ Na2HPO4 + 2H2O
3NaOH + H3PO4 → Na3PO+ 3H2O
Nếu chỉ có NaH2PO⇒ mmuối =3m
Nếu chỉ có Na2HPO4 ⇒ mmuối = 1,775m
Nếu chỉ có Na3PO4 ⇒ mmuối = 1,37m
Ta thấy mNaOH < mmuối  < \(m_{Na_{3}PO_{4}}\)
⇒ chất rắn gồm NaOH và Na3PO4
⇒ \(n_{Na_{3}PO_{4}}\) = 0,04 mol ⇒ nNaOH pứ = 0,12 mol
⇒ msau – mtrước = 1,22m – m = 0,04.164 – 0,12.40
⇒ m = 8 gam

3. Luyện tập Bài 12 Hóa học 11

Sau bài học cần nắm:

  • Nhận biết một số phân bón hóa học
  • Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
  • Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 12 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 Bài 12.

Bài tập 1 trang 58 SGK Hóa học 11

Bài tập 2 trang 58 SGK Hóa học 11

Bài tập 3 trang 58 SGK Hóa học 11

Bài tập 4 trang 58 SGK Hóa học 11

Bài tập 12.2 trang 19 SBT Hóa học 11

Bài tập 12.3 trang 19 SBT Hóa học 11

Bài tập 12.1 trang 19 SBT Hóa học 11

Bài tập 12.4 trang 19 SBT Hóa học 11

Bài tập 12.5 trang 19 SBT Hóa học 11

Bài tập 12.6 trang 19 SBT Hóa học 11

Bài tập 12.7 trang 19 SBT Hóa học 11

Bài tập 1 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 2 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 3 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 4 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 5 trang 70 SGK Hóa học 11 nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 12 Chương 2 Hóa học 11

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF