Hướng dẫn giải bài tập SGK Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua giúp các em học sinh hiểu Hiđro clorua là chất khí tan nhiều trong nước và có một số tính chất riêng, không giống với axit clohiđric (không làm đổi màu quỳ tím, không tác dụng với đá vôi). Ngoài tính chất chung của axit, axit clohiđric còn có tính chất riêng là tính khử do nguyên tố clo trong phân tử HCl có số oxi hoá thấp nhất là -1. Viết PTPƯ của phản ứng giữa axit clohiđric với kim loại hoạt động, oxit bazơ, bazơ, muối.
-
Bài tập 1 trang 106 SGK Hóa học 10
Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
A. 40,5g.
B. 45,5g.
C. 55,5g.
D. 65,5g.
-
Bài tập 2 trang 106 SGK Hóa học 10
Nêu những tính chất vật lí của khí hiđro clorua HCl.
-
Bài tập 3 trang 106 SGK Hóa học 10
Có các chất sau: axit sunfuric đặc, nước, kali clorua rắn. Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế hidro clorua.
-
Bài tập 4 trang 106 SGK Hóa học 10
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học của axit clohidric để làm thí dụ:
a) Đó là những phản ứng oxi hóa khử.
b) Đó không phải là những phản ứng oxi hóa khử.
-
Bài tập 5 trang 106 SGK Hóa học 10
Bản chất của các phản ứng điều chế hiđro clorua bằng phương pháp sunfat và phương pháp tổng hợp khác nhau như thế nào? Các phương pháp trên đã dựa vào những tính chất hóa học nào của các chất tham gia phản ứng?
-
Bài tập 6 trang 106 SGK Hóa học 10
Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
-
Bài tập 7 trang 106 SGK Hóa học 10
Tính nồng độ của hai dung dịch axit clohidric trong các trường hợp sau:
a) Cần phải dùng 150ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200g dung dịch AgNO3 8,5%.
b) Khi cho 50g dung dịch HCl vào một cốc đựng NaHCO3 thì thu được 2,24 lít khí ở đktc.
-
Bài tập 23.1 trang 54 SBT Hóa học 10
Phản ứng của khí Cl2 với khí H2 xảy ra ở điều kiện nào sau đây ?
A. Nhiệt độ thấp dưới 0°C.
B. Trong bóng tối, nhiệt độ thường 25°C.
C. Trong bóng tối.
D. Có chiếu sáng.
-
Bài tập 23.2 trang 54 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm ?
A. H2 + Cl2 → 2HCl
B. Cl2 + H2O → HCl + HClO
C. Cl2 + SO2 + H2O → 2HCl + H2SO4
D. NaCl(r) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl
-
Bài tập 23.3 trang 55 SBT Hóa học 10
Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđro clorua?
A. P2O5
B. NaOH rắn
C. Axít sunfuric đậm đặc
D. CaCl2 khan
-
Bài tập 23.4 trang 55 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O
C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
-
Bài tập 23.5 trang 55 SBT Hóa học 10
Khí HCl tan nhiều trong nước là do
A. phân tử HCl phân tử cực mạnh
B. HCl có liên kết hiđro với nước
C. phân tử HCl có liên kết cộng hóa trị
D. HCl là chất rắn háo nước
-
Bài tập 23.6 trang 55 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hóa?
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O
C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
-
Bài tập 23.7 trang 55 SBT Hóa học 10
Cho 15,8g KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đậm đặc. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% thì thể tích (đktc) khí Cl2 thu được là
A. 5,6 lít
B. 0,56 lít
C. 2,8 lít
D. 0,28 lít
-
Bài tập 23.8 trang 56 SBT Hóa học 10
Một mol chất nào sau đây tác dụng hết với dung dịch HCl đặc cho lượng khí Cl2 lớn nhất
A. MnO2
B. KMnO4
C. KClO3
D. CaoCl2
-
Bài tập 23.9 trang 56 SBT Hóa học 10
Đổ dung dịch chứa 40g KOH vào dung dịch chứa 40g HCl. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu nào
A. Xanh
B. Đỏ
C. Tím
D. Vàng
-
Bài tập 23.10 trang 56 SBT Hóa học 10
Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là
A. 40,5g
B. 45,5g
C. 55,5g
D. 60,5g
-
Bài tập 23.11 trang 56 SBT Hóa học 10
Dung dịch A có chứa đồng thời 2 axit là HCl và H2SO4 Để trung hoà 40 ml A cần dùng vừa hết 60 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà, thu được 3,76 g hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol của từng axit trong dung dịch A.
-
Bài tập 23.12 trang 56 SBT Hóa học 10
Có 3 ống nghiệm đựng riêng biệt dung dịch từng chất sau đây: NaCl, NaNO3, HCl
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 3 dung dịch đó.
-
Bài tập 1 trang 130 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu;
B. Fe, CuO, Ba(OH)2;
C. CaCO3; H2SO4, Mg(OH)2;
D. AgNO3(dd), MgCO3, BaSO4.
-
Bài tập 2 trang 130 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy nêu những tính chất vật lí của hiđro clorua.
-
Bài tập 3 trang 130 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy viết ba phương trình hóa học của phản ứng trao đổi giữa axit clohiđric với ba loại hợp chất khác nhau.
-
Bài tập 4 trang 130 SGK Hóa học 10 nâng cao
Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa - khử và đóng vai trò:
a) Chất oxi hóa;
b) Chất khử.
Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.
-
Bài tập 5 trang 130 SGK Hóa học 10 nâng cao
Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch chứa trong mỗi bình.
-
Bài tập 6 trang 130 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho 10 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50 gam dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.