Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 12 Bài 39 Phản ứng nhiệt hạch giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 203 SGK Vật lý 12
Hãy nêu lên các điều kiện để phản ứng nhiệt hạch có thể xảy ra.
-
Bài tập 2 trang 203 SGK Vật lý 12
So sánh (định tính) phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch về các đặc điểm:
a) nhiên liệu phản ứng;
b) điều kiện thực hiện;
c) năng lượng tỏa ra ứng với cùng một khối lượng nhiên liệu;
-
Bài tập 3 trang 203 SGK Vật lý 12
Trên một số sao người ta tìm thấy các hạt nhân cacbon có vai trò xuất phát điểm của một chuỗi phản ứng tổng hợp (được gọi là chi trình CNO). Hãy hoàn chỉnh các phản ứng đó.
1. + ? →
2. → + ?
3. + ? →
4. + ? →
5. → + ?
6. + → + ?
-
Bài tập 4 trang 203 SGK Vật lý 12
Xét phản ứng.
\(_{1}^{2}\textrm{H}\) + → +
a) Xác định năng lượng tỏa ra bởi phản ứng đó (tính ra MeV và ra J)
b) Tính khối lượng đơteri cần thiết để có thể thu được năng lượng nhiệt hạch tương đương với năng lượng tỏa ra khi đốt 1kg than.
Cho biết: \(\small \dpi{100} _{1}^{2}\textrm{H}= 2,0135 u\)
\(_{2}^{3}\textrm{He} = 3,0149 u\)
\(_{0}^{1}\textrm{n}= 1,0087 u\)
Năng lượng tỏa ra khi đốt 1 kg than là 30 000kJ
-
Bài tập 39.1 trang 116 SBT Vật lý 12
Phản ứng nhiệt hạch là
A. Phản ứng phân rã phóng xạ.
B. Phản ứng phân hạch.
C. Phản ứng tổng hợp hạt nhân.
D. Phản ứng hạt nhân tự phát.
-
Bài tập 39.2 trang 116 SBT Vật lý 12
Nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời là do
A. các phản ứng hoá học xảy ra trong lòng nó.
B. các phản ứng phân hạch xảy ra trong lòng nó.
C. các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng nó.
D. các quá trình phóng xạ xảy ra trong lòng nó.
-
Bài tập 39.3 trang 117 SBT Vật lý 12
Tổng hợp hạt nhân \(_2^4He\) từ phản ứng hạt nhân
\(_1^1H + _3^7Li \to _2^4He + X\)
Mỗi phản ứng trên toả năng lượng 17,3 MeV. Năng lượng toả ra khi tổng hợp được 0,5 mol heli là
A. 2,6.1024 MeV.
B. 2,4.1024 MeV.
C. 5,2.1024 MeV.
D. 1.3.1024 MeV.
-
Bài tập 39.4 trang 117 SBT Vật lý 12
Phản ứng hạt nhân nào dưới đây không phải là phản ứng nhiệt hạch ?
\(\begin{array}{*{20}{l}} \begin{array}{l} A.\,\,_1^1H + _1^3H \to _2^4He.\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\\ B.\,\,_1^2H + _1^2H \to _2^4He. \end{array}\\ \begin{array}{l} C.\,\,_1^2H + _3^6Li \to _2^4He.\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\\ D.\,\,_2^4He + _7^{14}N \to _8^{17}O + _1^1H. \end{array} \end{array}\)
-
Bài tập 39.5 trang 117 SBT Vật lý 12
Năng lượng toả ra trong phản ứng nhiệt hạch lớn hơn năng lượng toả ra trong phản ứng phân hạch vì
A. phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở nhiệt độ rất cao.
B. mỗi phản ứng nhiệt hạch toả ra một năng lượne lớn hơn năng lượng mà mỗi phán ứng phân hạch toả ra.
C. cùng một lượng nhiên liệu của phản ứng nhiệt hạch toả ra một nănr lượng lớn hơn năng lượng mà cùng một lượng nhiên liệu của phản ứng phân hạch toả ra.
D. các hạt nhân tham gia vào phản ứng nhiệt hạch "nhẹ" hơn các hạt nhài tham gia vào phản ứng phân hạch.
-
Bài tập 39.6 trang 117 SBT Vật lý 12
Trong các nhà máy điện hạt nhân thì
A. năng lượng của phản ứng phân hạch được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. năng lượng của phản ứng nhiệt hạch được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. năng lượng của phản ứng phân hạch được biến thành nhiệt năng, rồi thành cơ năng và sau cùng thành điện năng.
D. năng lượng của phản ứng nhiệt hạch được biến đổi thành nhiệt năng, rồi thành cơ năng và sau cùng thành điện năng.
-
Bài tập 39.7 trang 117 SBT Vật lý 12
Tính năng lượng tỏa ra trong các phản ứng sau:
\(\begin{array}{*{20}{l}} \begin{array}{l} A.\,\,_3^7Li + _1^1H \to _2^4He\;\;\\ B.\,\,_1^2H + _2^3He \to _1^1H + _2^4He + \end{array}\\ \begin{array}{l} C.\,\,_1^2H + _3^6Li \to _2^4He + _2^4He\;\;\;\;\;\;\;\\ D.\,\,_1^1H + _3^6Li \to _2^3He + _2^4He \end{array} \end{array}\)
-
Bài tập 39.8 trang 118 SBT Vật lý 12
Trong phản ứng tổng hợp heli
\(_1^2H + _3^6Li \to _2^4He + _2^4He\)
Nếu tổng hợp heli từ 1g liti thì năng lượng toả ra có thể đun sôi bao nhiêu kilôgam nước ở 0oC ?
-
Bài tập 39.9 trang 118 SBT Vật lý 12
Rơ-dơ-pho đã làm thí nghiệm sau : Bắn phá \(_7^{14}N\) bằng hạt α; hạt \(_7^{14}N\) lấy hạt đạn α đó và lập tức phân rã thành hạt nhân ôxi bền.
a) Viết các phương trình phản ứng trên.
b) Tính năng lượng toả ra hay thu vào của phản ứng đó.
-
Bài tập 39.10 trang 118 SBT Vật lý 12
Xác định năng lượng cực tiểu của các phôtôn cần thiết để kích thích sự tạo thành các phản ứng :
\(\begin{array}{*{20}{c}} {}&{_4^9Be + hf \to 2\left( {_2^4He} \right) + _0^1n}\\ {}&{_6^{12}C + hf \to 3\left( {_2^4He} \right)} \end{array}\)
-
Bài tập 39.11 trang 118 SBT Vật lý 12
Viết phản ứng hạt nhân biến thuỷ ngân (198Hg) thành vàng (giấc mơ của các nhà giả kim thuật ngày xưa).
-
Bài tập 1 trang 289 SGK Vật lý 12 nâng cao
Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân
A. Tỏa nhiệt.
B. Cần một nhiệt độ cao mới thực hiện được.
C. Hấp thụ một nhiệt lượng lớn.
D. Trong đó, hạt nhân của các nguyên tử bị nung chảy thành các nuclon.
-
Bài tập 2 trang 289 SGK Vật lý 12 nâng cao
Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai phản ứng hạt nhân trải ngược nhau vì.
A. Một phản ứng tỏa và một phản ứng thu năng lượng.
B. Một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, phản ứng kia ở nhiệt độ cao.
C. Một phản ứng là tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn, phản ứng kia là sự vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
D. Một phản ứng diễn biến rất chậm, phản ứng kia rất nhanh.