QUẢNG CÁO Tham khảo 30 câu hỏi trắc nghiệm về Khối tròn xoay Câu 1: Mã câu hỏi: 2246 Khẳng định nào sau đây là sai? A. Thể tích khối cầu có bán kính R: \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3}\). B. Diện tích mặt cầu có bán kính R: \(S = 4\pi {R^2}\). C. Thể tích của khối trụ có bán kính đáy R và chiều cao h là: \(V = \pi {R^2}h\). D. Thể tích của khối nón có bán kính đáy R và chiều cao h là: \(V = \frac{1}{3}{\pi ^2}{R^2}h\). Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 2247 Một khối nón tròn xoay có độ dài đường sinh l = 13 cm và bán kính đáy r=5 cm. Tính thể tích V của khối nón. A. \(V = 100\pi \,\,c{m^3}\) B. \(V = 300\pi \,\,c{m^3}\) C. \(V = \frac{325}{3}\pi \,\,c{m^3}\) D. \(V = 20\pi \,\,c{m^3}\) Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 2248 Một tam giác ABC vuông tại A có AB = 6, AC = 8. Cho đường gấp khúc ABC quay quanh cạnh AC được hình nón có diện tích xung quanh và diện tích toàn phần lần lượt là S1, S2. Hãy chọn kết quả đúng. A. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{8}{5}\) B. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{5}{8}\) C. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{5}{9}\) D. \(\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = \frac{9}{5}\) Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 2249 Cho hình trụ có hai đường tròn đáy lần lượt là (O); (O’). Biết thể tích khối nón có đỉnh là O và đáy là hình tròn (O’) là \(a^3\). Tính thể tích V của khối trụ đã cho? A. \(V = 2{a^3}\) B. \(V = 4{a^3}\) C. \(V = 6{a^3}\) D. \(V = 3{a^3}\) Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 2250 Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′ có \(AB=AD=2a, AA' = 3\sqrt 2 a.\) Tính điện tích toàn phần S của hình trụ có hai đáy lần lượt ngoại tiếp hai đáy của hình hộp chữ nhật đã cho. A. \(S=16 \pi a^2\) B. \(S=20 \pi a^2\) C. \(S=7 \pi a^2\) D. \(S=12 \pi a^2\) Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 2251 Một cái phễu rỗng phần trên có kích thước như hình vẽ. Tính diện tích xung quanh cái phễu. A. \({S_{xq}} = 360\pi \,\,c{m^2}\) B. \({S_{xq}} = 424\pi \,\,c{m^2}\) C. \({S_{xq}} = 296\pi \,\,c{m^2}\) D. \({S_{xq}} = 960\pi \,\,c{m^2}\) Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 2252 Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình vuông cạnh a và cạnh bên bằng 2a. Tính diện tích xung quanh \(S_{xq}\) của hình nón có đỉnh là tâm O của hình vuông A’B’C’D’ và đáy là hình tròn nội tiếp hình vuông ABCD. A. \(S_{xq}=\frac{{\pi {a^2}\sqrt {17} }}{4}\) B. \({S_{xq}} = \pi {a^2}\) C. \({S_{xq}} = \frac{{\pi {a^2}\sqrt {17} }}{2}\) D. \({S_{xq}} = \pi {a^2}\sqrt {17}\) Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 2253 Cho hai hình vuông cùng có cạnh bằng 5 được xếp chồng lên nhau sao cho đỉnh X của một hình vuông là tâm của hình vuông còn lại (như hình vẽ bên). Tính thể tích V của vật thể tròn xoay khi quay mô hình trên xung quanh trục XY. A. \(V = \frac{{125\left( {1 + \sqrt 2 } \right)\pi }}{6}\) B. \(V = \frac{{125\left( {5 + 2\sqrt 2 } \right)\pi }}{{12}}\) C. \(V = \frac{{125\left( {5 + 4\sqrt 2 } \right)\pi }}{{24}}\) D. \(V = \frac{{125\left( {2 + \sqrt 2 } \right)\pi }}{4}\) Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 2254 Trong một chiếc hộp hình trụ người ta bỏ vào đó 6 quả banh tennis, biết rằng đáy của hình trụ bằng hình tròn lớn trên quả banh và chiều cao hình trụ bằng 6 lần đường kính của quả banh. Gọi V1 là tổng thể tích của 6 quả banh và V2 là thể tích của khối trụ. Tính tỉ số \(\frac{V_1}{V_2}\)? A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{3}\) B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{2}{3}\) C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{2}\) D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{4}\) Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 2255 Một hình trụ có trục \(OO' = 2\sqrt 7\), ABCD là hình vuông có cạnh bằng 8 có đỉnh nằm trên hai đường tròn đáy sao cho tâm của hình vuông trùng với trung điểm của OO'. Tính thể tích V của hình trụ. A. \(V = 50\pi \sqrt 7\) B. \(V = 25\pi \sqrt 7\) C. \(V = 16\pi \sqrt 7\) D. \(V = 25\pi \sqrt {14}\) Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 2372 Cho hình lập phương có cạnh bằng a và tâm I. Tính diện tích S của mặt cầu tâm I tiếp xúc với các mặt của hình lập phương. A. \(S = 4\pi {a^2}\) B. \(S = 2\pi {a^2}\) C. \(S = 8\pi {a^2}\) D. \(S = \pi {a^2}\) Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 2373 Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai? A. Bất kì một hình tứ diện nào cũng có một mặt cầu ngoại tiếp. B. Bất kì một hình chóp đều nào cũng có một mặt cầu ngoại tiếp. C. Bất kì một hình hộp nào cũng có một mặt cầu ngoại tiếp. D. Bất kì một hình hộp chữ nhật nào cũng có một mặt cầu ngoại tiếp. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 2374 Cho một tam giác vuông cân có các cạnh góc vuông có độ dài m. Tính diện tích S của mặt cầu sinh bởi đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông đó khi quay quanh cạnh huyền. A. \(S = 8\pi {m^2}\) B. \(S = 4\pi {m^2}\) C. \(S = 2\pi {m^2}\) D. \(S = \frac{2\pi {m^2}}{3}\) Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 2375 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Khi đó tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp là điểm nào? A. Đỉnh S B. Tâm hình vuông ABCD C. Điểm A D. Trung điểm của SC Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 2376 Đường kính của một khối cầu bằng cạnh của một khối lập phương. Gọi V1 là thể tích khối lập phương, V2 là thể tích khối cầu. Tính tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\). A. \(\frac{4}{3}\pi\) B. \(\frac{1}{6}\pi\) C. \(\frac{6}{\pi }\) D. \(\frac{3}{{4\pi }}\) Xem đáp án ◄12► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật