QUẢNG CÁO Tham khảo 70 câu hỏi trắc nghiệm về Di truyền học ứng dụng Câu 1: Mã câu hỏi: 867 Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết? A. Hiện tượng thoái hóa giống B. Tạo ra dòng thuần C. Tạo ra ưu thế lai D. Tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 868 Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là A. Các biến dị tổ hợp B. Các biến dị đột biến C. Các ADN tái tổ hợp D. Các biến dị di truyền Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 869 Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự: A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3 Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 870 Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là A. Biến dị tổ hợp B. Đột biến gen C. Đột biến NST D. Biến dị đột biến Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 871 Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì A. Kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ B. Các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp C. Biểu hiện các tính trạng tốt của bố D. Biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 130961 Phép lai giữa hai cá thể A và B, trong đó A làm bố thì B làm mẹ và ngược lại được gọi là A. lai luân phiên B. lai thuận nghịch C. lai khác dòng kép D. lai phân tích Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 130962 Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là: A. thoái hóa giống B. ưu thế lai C. bất thụ D. siêu trội Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 130963 Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 130964 Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp: A. tự thụ phấn B. lai khác dòng C. giao phối cận huyết D. A và C đúng Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 130965 Biến dị di truyền trong chọn giống là: A. biến dị tổ hợp B. biến dị đột biến C. ADN tái tổ hợp D. cả A, B và C Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 1133 Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây nêu dưới dây để có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao A. Cây lúa B. Cây đậu tương C. Cây củ cải đường D. Cây ngô Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 1134 Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Đột biến D. Biến dị tổ hợp Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 1136 Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở A. Vi sinh vật B. Động vật C. Cây trồng D. Động vật bậc cao Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 1138 Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 1140 Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau? A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật. B. Cấy truyền phôi C. Nuôi cấy hạt phấn D. Dung hợp tế bào trần Xem đáp án ◄12345► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật