Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen - Quy luật phân li giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 36 SGK Sinh học 12
Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao từ chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A. Bố mẹ phải thuần chủng.
B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
E. Tất cả các điều kiện nêu trên.
-
Bài tập 2 trang 37 SGK Sinh học 12
Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội - lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi len biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li cùa Menđen có còn đúng hay không?
-
Bài tập 3 trang 37 SGK Sinh học 12
Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện gì?
-
Bài tập 4 trang 37 SGK Sinh học 12
Ta cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội?
-
Bài tập 3 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Ở cà chua, màu quả đỏ trội hoàn toàn so với quả màu vàng.
a) Khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau thì kết quả ở F1 và F2 sẽ như thế nào?
b) Bằng cách nào xác định được kiểu gen của cây quả đỏ ở F2?
-
Bài tập 4 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Khi lai thuận và nghịch hai dòng chuột thuần chủng lông xám và lông trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng
a) Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2
b) Cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng thì kết quả của phép lai như thế nào? Cho biết, màu lông do một gen quy định.
-
Bài tập 5 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Màu lông ở trâu do một gen quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên giao phối với một trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Xác định kiểu gen của 6 còn trâu nói trên.
-
Bài tập 3 trang 19 SBT Sinh học 12
Trên một đôi NST thường ở ruồi giấm, có 1 cặp gen alen gồm: alen B quy định cánh bình thường trội hoàn toàn so với alen b đột biến cho kiểu hình cánh ngắn.
a) Thí nghiệm 1: Cho giao phối giữa một con ruồi giấm 9 cánh bình thường với một con ruồi giấm ♂ cánh ngắn thu được thế hệ lai F1 đồng loạt cánh bình thường. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên để thu được các cá thể thế hệ F2 với số lượng lớn. Dự đoán tỉ lệ phân li về kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2 như thế nào?
b) Thí nghiêm 2: Cho giao phối giữa một con ruồi giấm ♂ cánh bình thường với một con ruồi giấm ♀ cánh ngắn thu được thế hệ lai F1 có 50% cánh bình
thường : 50% cánh ngắn. Khi cho các cá thể F1 ♀ cánh bình thường và ♂ cánh ngắn giao phối có thu được các cá thể thế hệ F2 đồng loạt cánh bình thường hay không? Tại sao?
-
Bài tập 6 trang 45 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào? Hãy chọn phương án trả lời đúng?
A. 100% hạt vàng
B. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
D. 5 hạt vàng : 1 hạt xanh
-
Bài tập 1 trang 17 SBT Sinh học 12
Các thí nghiệm lai của Menđen ở đậu Hà Lan:
1. Hoa màu tím x Hoa màu trắng
- KH F1: 100% Hoa màu tím
- KH F2: Hoa màu tím: 705; Hoa màu trắng: 224
2. Hoa mọc ở nách lá x Hoa mọc ở đầu cành
- KH F1: 100% Hoa mọc ở nách lá
- KH F2: Hoa mọc ở nách lá: 651; Hoa mọc ở đầu cành: 207
3. Hạt màu xanh lục x Hạt màu vàng
- KH F1: 100% Hạt màu vàng
- KH F2: Hạt màu vàng: 6022; Hạt màu xanh: 2001
4. Vỏ hạt trơn x Vỏ hạt nhăn
- KH F1: 100% Vỏ hạt trơn
- KH F2: Vỏ hạt trơn: 5474; Vỏ hạt nhăn: 1850
5. Quả có ngấn x Quả không có ngấn
- KH F1: 100% Quả không có ngấn
- KH F2: Quả không có ngấn: 882; Quả có ngấn: 299
6. Quả màu vàng x Quả màu xanh
- KH F1: 100% Quả màu xanh
- KH F2: Quả màu xanh: 428; Quả màu vàng: 152
7. Thân cao x Thân thấp
- KH F1: 100% Thân cao
- KH F2: Thân cao: 787; Thân thấp: 277
a) Xác định tính trạng trội và lặn trong mỗi cặp tính trạng tương phản.
b) Xác định tỉ lệ kiểu hình trội/lặn ở F2.
c) Nếu chỉ căn cứ kiểu hình ở thế hệ F1 để xác định quan hệ trội - lặn giữa các tính trạng trong cặp tính trạng tương phản thì đúng hay sai?
- KH F1: 100% Hoa màu tím
-
Bài tập 2 trang 18 SBT Sinh học 12
Ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a tương ứng quy định quả màu vàng.
a) Đem lai 2 thứ cà chua thuần chủng quả vàng và quả đỏ, đời con có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
b) Trong một thí nghiệm lai hai thứ cà chua quả đỏ với nhau, thế hệ con lai xuất hiện một số cây có quả vàng thì kiểu gen của các cây quả đỏ đem lai như thế nào?
c) Cho thụ phấn ngẫu nhiên giữa các cây đều có quả màu đỏ thì có những trường hợp nào xảy ra ? Xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lộ kiểu hình ở đời con trong mỗi trường hợp.
-
Bài tập 4 trang 20 SBT Sinh học 12
Ở đậu Hà Lan, màu hoa tím trội hoàn toàn so với màu hoa trắng. Trong các thí nghiệm sau đây, bố mẹ có kiểu hình đã biết nhưng chưa biết kiểu gen sinh ra đời con được thống kê như sau:
a) Viết các kiểu gen có thể của mỗi cặp bố mẹ trên.
b) Trong các phép lai (2), (4) và (5) có thể dự đoán bao nhiêu cây hoa tím mà khi tự thụ phấn sẽ cho cả hoa tím và hoa trắng? -
Bài tập 1 trang 26 SBT Sinh học 12
Ở một loài đậu, tính trạng hạt nâu (B) là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt trắng (b).
a) Xác định kiểu gen của P và F1 trong các thí nghiệm lai sau đây :
- Đậu hạt nâu x đậu hạt trắng ⟶ 300 hạt nâu.
- Đậu hạt nâu x đậu hạt nâu ⟶ 400 hạt nâu.
b) Cho đậu hạt nâu giao phấn với đậu hạt nâu, F1 thu được 601 hạt nâu : 199 hạt trắng. Xác định kiểu gen P và F1.
c) Cho đậu hạt nâu lai với đậu hạt trắng, thu được 452 hạt nâu : 453 hạt trắng. Xác định kiểu gen P và F1.
-
Bài tập 2 trang 26 SBT Sinh học 12
Trâu trắng số 1 giao phối với trâu đen số 2, lứa đầu sinh ra trâu con trắng số 2 và lứa thứ hai cho trâu con đen số 4. Con trâu số 4 lớn lên giao phối với trâu đen số 5 sinh ra trâu con trắng số 6. Hãy xác định kiểu gen của 6 con trâu trên.
-
Bài tập 1 trang 29 SBT Sinh học 12
Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
2. Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1,F2,F3.
3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lí?
A. 4-> 2-> 3->1. B. 4-> 2->1-> 3.
C. 4->3->2-> 1. D.4-> 1->2->3.
-
Bài tập 2 trang 29 SBT Sinh học 12
Bản chất của quy luật phân li nói về
A. sự phân li tính trạng.
B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 1.
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. sự phân li của các alen trong quá trình giảm phân.
-
Bài tập 3 trang 29 SBT Sinh học 12
Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?
A. Bố : AA x Mẹ : AA —> Con : 100% AA.
B. Bố : AA x Mẹ : aa —> Con : 100% Aa.
C. Bố : aa x Mẹ : AA —> Con : 100% Aa.
D. Bố : aa x Mẹ : aa —> Con : 100% aa.
-
Bài tập 4 trang 29 SBT Sinh học 12
Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp?
A. Bố: Hồng cầu liềm nhẹ x Mẹ: bình thường
—> Con: 50% hồng cầu hình liềm nhẹ : 50% bình thường.
B. Thân cao x Thân thấp
—> Con: 50% thân cao : 50% thân thấp.
C. Ruồi cái mắt trắng x Ruồi đực mắt đỏ
—> Con: 50% ruồi đực mắt trắng : 50% ruồi cái mẳt đỏ.
D. Cả A, B và C
-
Bài tập 5 trang 30 SBT Sinh học 12
Bố mẹ di truyền cho con các
A. tính trạng có sẵn.
B. kiểu gen
C. kiểu hình.
D. alen
-
Bài tập 6 trang 30 SBT Sinh học 12
Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Menđen đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào?
A. 1/4 giống bố đời P : 2/4 giống F1 : 1/4 giống mẹ đời P.
B. 3/4 giống bố đời P : 1/4 giống mẹ đời P.
C. 3/4 giống mẹ đời P : 1/4 giống bố đời P.
D. 3/4 giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F1 : 1/4 giống bên còn lại đời P
-
Bài tập 7 trang 30 SBT Sinh học 12
Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc, Menđen đã thu được thế hệ F3 có kiểu hình như thế nào?
A. 100% đồng tính.
B. 100% phân tính.
C. 1/3 cho F3 đồng tính giống p : 2/3 cho F3 phân tính 3:1.
D. 2/3 cho F3 đồng tính giống p : 1/3 cho F3 phân tính 3:1.
-
Bài tập 8 trang 30 SBT Sinh học 12
Khi lai phân tích các cá thể F2 có kiểu hình trội, Menđen đã nhận biết được điều gì?
A. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau.
B. có kiểu gen giống p hoặc có kiểu gen giống F1
C. 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1
D. 1/3 cá thể F2 có kiểu gen giống P : 2/3 cá thể F2 có kiểu gen giống F1
-
Bài tập 9 trang 30 SBT Sinh học 12
Tỉ lệ 1 : 2 : 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về kiểu hình trong thí nghiệm khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?
A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.
B. Mỗi cá thể đời cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.
C. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : 1.
D. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử ; thể dị hợp cho 2 loại giao tử có tỉ lệ 1 : 1.
-
Bài tập 10 trang 31 SBT Sinh học 12
Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội - lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?
A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.
C. 3 trội : 1 lặn.
D. 100% trung gian.
-
Bài tập 12 trang 31 SBT Sinh học 12
Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thế dị hợp vì
A. alen trội át chế hoàn toàn alen lặn
B. alen trội không át chế được alen hoàn toàn alen lặn.
C. cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau.
D. cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.
-
Bài tập 13 trang 31 SBT Sinh học 12
Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là
A. kiểu gen và kiểu hình F1. B. kiểu gen và kiểu hình F2.
C. kiểu gen F1 và F2. D. kiểu hình F1 và F2.
-
Bài tập 16 trang 31 SBT Sinh học 12
Một gen quy định một tính trạng, muốn nhận biết kiểu gen một cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp, người ta thường sử dụng
A. Lai phân tích.
B. Cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa.
C. Tự thụ phấn.
D. Cả A, B và C