Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 Bài 17 Cấu trúc di truyền của quần thể tiếp theo giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 70 SGK Sinh học 12
Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối?
-
Bài tập 2 trang 70 SGK Sinh học 12
Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 680 cá thể có kiểu gen aa. Hãy tính tần số của các alen A và a trong quần thể và cho biết quần thể có cân bằng về thành phần kiểu gen hay không?
-
Bài tập 3 trang 70 SGK Sinh học 12
Hãy chọn phương án trả lời đúng: quần thể nào trong số các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
Quần thể Tần số kiểu gen AA Tần số kiểu gen Aa Tần số kiểu gen aa 1 1 0 0 2 0 1 0 3 0 0 1 4 0,2 0,5 0,3 A. quần thể 1 và 2
B. quần thể 3 và 4
c. quần thể 2 và 4
D. quần thể 1 và 3
-
Bài tập 4 trang 70 SGK Sinh học 12
Các gen di truyền liên kết với giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec hay không nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau. Giải thích.
-
Bài tập 1 trang 87 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu những đặc điểm của quần thể ngẫu phối.
-
Bài tập 4 trang 87 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Trong một quần thể (ngô) bắp, cây bạch tạng (aa) chiếm 0,0025 trong tổng số cá thể của quần thể. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể đó. Biết rằng quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
-
Bài tập 5 trang 87 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Một số quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
a) 0,42 AA ; 0,48 Aa ; 0,10 aa
b) 0,25 AA ; 0,50 Aa ; 0,25 aa
c) 0,34 AA ; 0,42 Aa ; 0,24 aa
d) 0,01 AA ; 0,18 Aa ; 0,81 aa
Quần thể nào nếu trên ở trạng thái cân bằng di truyền? Xác định tần số tương đối của các alen ở mỗi quần thể.
-
Bài tập 3 trang 48 SBT Sinh học 12
Xét một gen đặc trưng có 2 alen A và a. Một quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu gen như sau : 0,50 AA : 0,40 Aa : 0,10 aa.
a) Tính tần số của các alen A và a.
b) Xác định thành phần kiểu gen của quần thê ở thế hệ F1 nếu cho p ngẫu phối. Nhận xét về thành phần kiểu gen của F1, dự đoán thành phần kiểu gen của F2 nếu cho F1 tiếp tục ngẫu phối.
c) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2 nếu cho F2 tự phối (tự thụ phấn hoặc giao phối gần) bắt buộc. Gọi d, h, r lần lượt là tần số của các kiểu gen AA, Aa và aa.
-
Bài tập 5 trang 50 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể gia súc đã cân bằng di truyền, thống kê được có 25% số cá thể có lông dài với kiểu gen bb, còn lại có lông ngắn ; biết lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông dài.
a) Tính tần số của các alen B và b.
b) Tỉ lệ kiểu gen của quần thể như thế nào?
c) Nếu như quần thể có 8800 cá thể thì số cá thể đực lông ngắn ước lượng có bao nhiêu ? (Giả sử tỉ lệ đực : cái là 1,2/1).
-
Bài tập 1 trang 52 SBT Sinh học 12
Định luật Hacđi - Vanbec phản ánh điều gì?
A. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể.
B. Sự không ổn định của các alen trong quần thể.
C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối.
D. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể.
-
Bài tập 1 trang 51 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể giao phối có 3 kiểu gen với tỉ lệ 9/16 AA : 6/16 Aa : 1/16 aa.
a) Quần thể đã cho có ở trạng thái cân bằng di truyền không?
b) Thành phần kiểu gen của quần thê ở thế hệ tiếp theo thu được bằng thụ tinh chéo là bao nhiêu?
-
Bài tập 2 trang 52 SBT Sinh học 12
Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec là gì?
A. Không có sự di chuyển gen giữa các quần thể lân cận cùng loài.
B. Quần thể đủ lớn và có sự giao phối ngẫu nhiên.
C. Không có đột biến và chọn lọc tự nhiên.
D. Cả A, B và C
-
Bài tập 2 trang 51 SBT Sinh học 12
Trong một huyện có 400000 dân, nếu thống kê được có 160 người bị bệnh bạch tạng (bệnh do gen a trên NST thường).
a) Giả sử quần thể đã đạt được trạng thái cân bằng di truyền thì tần số của gen a là bao nhiêu?
b) Số người mang kiểu gen dị hợp Aa là bao nhiêu?
c) Xác suất để 2 vợ chồng có màu da bình thường sinh ra một đứa con bị bệnh bạch tạng trong quần thể này là bao nhiêu?
-
Bài tập 3 trang 52 SBT Sinh học 12
Ứng dụng quan trọng của định luật Hacđi - Vanbec là
A. Biết số cá thể mang kiểu hình lặn trong một quần thể cân bằng di truyền có thể tính được tần số các alen và tần số các kiểu gen.
B. Trong quần thể sinh sản hữu tính thường xuyên xảy ra quá trình biến dị.
C. Tần số các alen của một gen trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. Mặt ổn định của quần thể ngẫu phối cũng có ý nghĩa quan trọng như mặt biến đổi trong sự tiến hoá.
-
Bài tập 3 trang 51 SBT Sinh học 12
Ở ngô, alen A quy định hạt vàng và alen a quy định hạt trắng. Một rẫy ngô có 1000 cây, mỗi cây có 2 bắp, trung bình mỗi bắp có 200 hạt. Giả sử quá trình thụ phấn thế hệ P có sự tham gia của 70% loại giao tử đực A, 30% loại giao tử đực a và 40% loại giao tử cái a, 60% loại giao tử cái A.
Tính :
a) Thành phần kiểu gen của quần thể p và số hạt ngô mỗi loại thu được.
b) Chọn ngẫu nhiên một số hạt ngô đem gieo, giả sử với số lượng lớn, tần số kiểu gen AA : Aa : aa vẫn không đổi, sự ngẫu phối xảy ra với xác suất như nhau ở mỗi loại giao tử, không có áp lực của chọn lọc và đột biến. Thành phần kiểu gen của quần thể F1 như thế nào?
c) Nếu như các thế hệ kế tiếp liên tiếp bị sâu bệnh phá hoại, đến thế hệ F9 thì quần thể đạt trạng thái cân bằng mới với tần số kiểu gen Aa gấp đôi tần số kiểu gen aa. Tính tần số của các alen A và a ở F9.
-
Bài tập 4 trang 52 SBT Sinh học 12
Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A. mỗi quần thể có số lượng cá thể ổn định tương đối qua các thế hệ.
B. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
C. mỗi quần thể chiếm một khoảng không gian xác định. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong cùng một quần thể và cách li tương đối với các cá thể thuộc quần thể khác.
D. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.
-
Bài tập 6 trang 53 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra
A. vốn gen của quần thể.
B. tần số của các alen và tỉ lệ các kiểu gen.
C. thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể
D. tính ổn định của quần thể
-
Bài tập 7 trang 53 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra
A. 4 tổ hợp kiểu gen. B. 6 tổ hợp kiểu gen.
C. 8 tổ hợp kiểu gen. D. 10 tổ hợp kiểu gen.
-
Bài tập 8 trang 53 SBT Sinh học 12
Trong quần thể ngẫu phối khó tìm được hai cá thể giống nhau vì
A. một gen thường có nhiều alen.
B. số biến dị tổ hợp rất lớn.
C. các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do.
D. số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn.
-
Bài tập 9 trang 53 SBT Sinh học 12
Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b trên NST thường. Trong một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bạch tạng (bb) khoảng 0,00005 thì tỉ lệ những người mang kiểu gen Bb là
A. 1,4%. B. 0,08%.
C. 0,7%. D.0,3%.
-
Bài tập 11 trang 53 SBT Sinh học 12
Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi - Vanbec?
A. Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau.
B. Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể
C. Không xảy ra chọn lọc tự nhiên, không có hiện tượng di - nhập gen.
D. Không phát sinh đột biến.
-
Bài tập 14 trang 54 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể ngẫu phối, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số của các alen thuộc một gen nào đó
A. không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
B. chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen.
C. chịu sự chi phối của các quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen.
D. có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
-
Bài tập 15 trang 54 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen alen là D và d, biết tỉ lệ của gen d là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể là
A. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd.
B. 0,04DD + 0,32Dd + X),64dd
C. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd
D. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd.
-
Bài tập 16 trang 54 SBT Sinh học 12
Nhóm máu MN ở người do 1 gen gồm 2 alen M và N quy định, alen M đồng trội so với N. Kiểu gen MM, MN, NN lần lượt quy định các kiểu hình nhóm máu M, MN, N. Nghiên cứu một quần thể có 730 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số của alen M và N trong quần thể là
A. M = 82,2% ; N = 17,8%.
B. M = 35,6% ; N = 64,4%.
C. M = 50% ; N = 50%.
D. M = 17,8% ; N = 82,2%.
-
Bài tập 17 trang 54 SBT Sinh học 12
Ứng dụng định luật Hacđi - Vanbec trong một quần thể ngẫu phối cách li với các quần thể khác, không có đột biến và chọn lọc tự nhiên, người ta có thể tính được tần số các alen về một gen đặc trưng khi biết được số cá thể
A. kiểu hình trội. B. kiểu hình lặn.
C. kiểu hình trung gian. D. kiểu gen dị hợp
-
Bài tập 19 trang 55 SBT Sinh học 12
Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng?
A. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết.
B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình.
C. Quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn tới sự đa hình về kiểu gen.
D. Các cá thể trong quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối với nhau.
-
Bài tập 20 trang 55 SBT Sinh học 12
Một quần thể người, nhóm máu o (kiểu gen I°I°) chiếm tỉ lệ 48,35% ; nhóm máu B (kiểu gen \({I^B}{I^O},{I^B}{I^B},\) ) chiếm tỉ lệ 27,94% ; nhóm máu A (kiểu gen \({I^A}{I^O},{I^A}{I^A}\) ) chiếm tỉ lệ 19,46% ; nhóm máu AB (kiểu gen \({I^A}{I^B}\)) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số của các alen IA, IB và I° trong quần thể này là:
A. \({I^A}\) = 0,69; \({I^B}\) = 0,13; \({I^O}\) = 0,18.
B. \({I^A}\) = 0,13; \({I^B}\) = 0,18; \({I^O}\) = 0,69.
C. \({I^A}\) = 0,17; \({I^B}\) = 0,26; \({I^O}\) = 0,57
D. \({I^A}\) = 0,18; \({I^B}\) = 0,13; \({I^O}\) = 0,69.
-
Bài tập 21 trang 55 SBT Sinh học 12
Một quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được quy định bởi gen trội A. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 84 % hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen A và a là bao nhiêu?
A. p(A) = 0,4 ; q(a) = 0,6
B. p(A) = 0,6 ; q(a) = 0,4.
c. p(A) = 0,7 ; q(a) = 0,3.
D. p(A) = 0,5 ; q(a) = 0,5.
-
Bài tập 22 trang 55 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể động vật ngẫu phối cứ 1000 con thì có 160 con biểu hiện tính trạng lặn về màu lông. Khi giảm phân tạo giao tử thì tỉ lệ giao tử mang gen trội / giao tử mang gen lặn là:
A. 2/3. B. 1,5.
C. 6,25. D. 1/5.
-
Bài tập 23 trang 55 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể ngô, tỉ lệ cây bạch tạng (aa) là 10 -4. Tỉ lệ các cây ngô dị hợp tử (Aa) trong quần thể là
A. 0,990. B. 0,198.
C. 1,980. D. 0,0198.
-
Bài tập 24 trang 56 SBT Sinh học 12
Bệnh mù màu ở một quần thể người có tỉ lệ nam mắc bệnh là 0,3. Giả sử tỉ lệ nam / nữ = 1/1 và tần số các alen là như nhau ở cả 2 giới. Tỉ lệ người nữ không biểu hiện bệnh nhưng có mang gen bệnh trong quần thể này là
A. 0,30. B. 0,20.
C. 0,60. D. 0,42.
-
Bài tập 25 trang 56 SBT Sinh học 12
Một quần thể ngẫu phối có 36% cá thể có kiểu gen AA, 28% cá thể có kiểu gen Aa, 36% cá thể có kiểu gen aa thì
A. sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,25%.
B. quần thể đã cân bằng về mặt di truyền.
C. tần số của alen A trong quần thể là 60%.
D. sau một thế hệ cho tự phối bắt buộc, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 0,36%.
-
Bài tập 26 trang 56 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan hệ trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là
A. 0,58. B. 0,41.
C. 0,7. D. 0,3.
-
Bài tập 27 trang 56 SBT Sinh học 12
Cho biết tần số f (A) ở quần thể I = 0,5 và f(A) ở quần thể II = 0,6. Tốc độ di nhập gen từ quần thể II sang quần thể I là 10% thì sau một thế hệ nhập gen tần số alen f (A) ở quần thể I sẽ là
A. 0,60. B. 0,51.
C. 0,55. D. 0,49.
-
Bài tập 28 trang 56 SBT Sinh học 12
Một quần thể người trên một hòn đảo có 1000 phụ nữ và 1000 người đàn ông trong đó có 40 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST giới tính X không có alen trên Y, nếu quần thể đã cân bằng di truyền. Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là
A. 0,0384. B. 0,0768.
C. 0,2408. D. 0,1204.
-
Bài tập 30 trang 56 SBT Sinh học 12
Ở người nhóm máu ABO do các gen IA,IB,IOI quy định. Gen IA quy định nhóm máu A đồng trội với gen IB quy định nhóm máu B vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, gen lặn IO quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người, người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là
A. 63% và 8% B. 62% và 9%.
C. 6% và 15%. D. 49% và 22%.