Giải bài 3 tr 48 sách BT Sinh lớp 12
Xét một gen đặc trưng có 2 alen A và a. Một quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu gen như sau : 0,50 AA : 0,40 Aa : 0,10 aa.
a) Tính tần số của các alen A và a.
b) Xác định thành phần kiểu gen của quần thê ở thế hệ F1 nếu cho p ngẫu phối. Nhận xét về thành phần kiểu gen của F1, dự đoán thành phần kiểu gen của F2 nếu cho F1 tiếp tục ngẫu phối.
c) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2 nếu cho F2 tự phối (tự thụ phấn hoặc giao phối gần) bắt buộc. Gọi d, h, r lần lượt là tần số của các kiểu gen AA, Aa và aa.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
a) Gọi p(A) là tần số của alen A và q(a) là tần số của alen a:
- Tính tần số của các alen A và a.
- Ta có P(A) = d + h/2 = 0,5 + (0,4/2) = 0,7 ; q(a) = r + h/2 = 0,1 + (0,4/2) = 0,3
b) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F1 nếu cho p ngẫu phối:
- Nếu quần thể đủ lớn và quá trình giao phối diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên, không chịu áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên thì thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F1 là:
Giao tử |
P(A) = 0,7 |
q(a) = 0,3 |
P(A) = 0,7 |
P2(AA) = 0,49 |
pq(Aa) = 0,7 x 0,3 = 0,21 |
q(a) = 0,3 |
pq(Aa) = 0,7x0,3 = 0,21 |
q2(aa) = 0,09 |
→ F1 = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
- Nếu tiếp tục cho F1 ngẫu phối ta có:
- p(A) = d + h/2 = 0,49 + (0,42/2) = 0,7
- q(a) = r + h/2 = 0,09 + (0,42/2) = 0,3. Thành phần kiểu gen của F2 = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.
- Khi thành phần kiểu gen của quần thể có dạng \({p^2}{\rm{AA}} + 2pqAa + {q^2}{\rm{aa}} = 1\) thì quần thể ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng di truyền theo Hacđi - Vanbec.
- Nhận xét: Quần thể p chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền, cho ngẫu phối một thế hệ, quần thể F1 đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.
c) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2 nếu cho F1 tự phối bắt buộc:
- Khi cho F1 tự phối bắt buộc thì các cá thể mang gen đồng hợp AA hoặc aa vẫn cho đời con là những thể đồng hợp AA hoặc aa nhưng các cá thể mang gen dị hợp Aa sẽ cho 2 loại giao tử A = giao tử a nên đời con sẽ có tỉ lệ kiểu gen 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa. Hay nói cách khác, cứ mỗi thế hệ cho tự phối thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm 1/2 và tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tăng lên tương ứng.
- Cho F1 = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa tự phối bắt buộc ta có: F1 = 0,595 AA : 0, 210 Aa : 0,195 aa
- Nhận xét: Quần thể F2 đã cân bằng di truyền, cho tự phối một thế hệ, quần thể F2 không cân bằng di truyền.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Giả sử có hai quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 cặp gen có 2 alen A và a. Quần thể I có tần số alen A là 0,6; quần thể II có tần số alen a là 0,2.
bởi hai trieu 10/06/2021
Một số cá thể từ quần thể I đã di chuyển sang quần thể II và chiếm 15% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể thuần chủng ở quần thể mới sau 4 thế hệ sinh sản ngẫu phối là bao nhiêu?
a. 0,23.
b. 0,26.
c,. 0,09.
d. 0,6458.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một loài động vật xét 1 locut gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn, trong đó, alen A quy định mắt đỏ còn a quy định mắt trắng. Ở một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu (P) như sau:
bởi Thanh Nguyên 10/06/2021
- Giới đực: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
- Giới cái: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
Quân thể trên giao phối ngẫu nhiên qua các thế hệ. Phát biểu nào là chưa chính xác?
a. Quần thể F1 chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền.
b. Tỉ lệ mắt đỏ thuần chủng gấp 1,5 lần tỉ lệ mắt trắng ở thế hệ F1.
c. Tỉ lệ mắt đỏ không thuần chủng ở F1 là 49,5%
d. Quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền ở thế hệ F2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có kích thước lớn trên một hòn đảo đại dương, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó:
bởi trang lan 10/06/2021
a. Không có tính ổn định và đặc trưng cho quần thể.
b. Có tính ổn định và đặc trưng cho quần thể.
c. Chịu sự chi phối của các quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen.
d. Chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các nhận xét sau: 1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. 2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể. 3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. 4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống. 5. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao.
bởi Anh Linh 10/06/2021
6. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.
7. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
8. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ J.
Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các phát biểu sau về di truyền học quần thể:
bởi nguyen bao anh 10/06/2021
(1) Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp đồng thời làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(2) Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
(3) Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec, quá trình ngẫu phối qua một số thế hệ thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nhưng một thời gian sau đó quần thể lại mất cân bằng di truyền.
(4) Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp.
(5) Nếu một quần thể chỉ xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì tần số alen và thành phần kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ.
(6) Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số các alen trong quần thể.
Số phát biểu sai là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung đinh luật Hacđi - Vanbec: Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể ngẫu phối, thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng
bởi Bảo Hân 10/06/2021
a. duy trì không đổi qua các thế hệ.
b. thay đổi qua các thế hệ.
c. giảm dần tần số alen lặn và kiểu gen lặn.
d. tăng dần tần số alen lặn và kiểu gen lặn.
Theo dõi (0) 2 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 87 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 87 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 50 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 52 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 51 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 52 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 51 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 52 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 51 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 52 SBT Sinh học 12
Bài tập 6 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 7 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 8 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 11 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 14 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 15 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 16 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 17 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 19 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 20 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 21 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 22 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 23 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 25 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 26 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 27 trang 56 SBT Sinh học 12