Giải bài 3 tr 51 sách BT Sinh lớp 12
Ở ngô, alen A quy định hạt vàng và alen a quy định hạt trắng. Một rẫy ngô có 1000 cây, mỗi cây có 2 bắp, trung bình mỗi bắp có 200 hạt. Giả sử quá trình thụ phấn thế hệ P có sự tham gia của 70% loại giao tử đực A, 30% loại giao tử đực a và 40% loại giao tử cái a, 60% loại giao tử cái A.
Tính :
a) Thành phần kiểu gen của quần thể p và số hạt ngô mỗi loại thu được.
b) Chọn ngẫu nhiên một số hạt ngô đem gieo, giả sử với số lượng lớn, tần số kiểu gen AA : Aa : aa vẫn không đổi, sự ngẫu phối xảy ra với xác suất như nhau ở mỗi loại giao tử, không có áp lực của chọn lọc và đột biến. Thành phần kiểu gen của quần thể F1 như thế nào?
c) Nếu như các thế hệ kế tiếp liên tiếp bị sâu bệnh phá hoại, đến thế hệ F9 thì quần thể đạt trạng thái cân bằng mới với tần số kiểu gen Aa gấp đôi tần số kiểu gen aa. Tính tần số của các alen A và a ở F9.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
a) Thành phần kiểu gen của quần thể P
- Theo đề bài, P hình thành bởi 70% giao tử ♂ (A), 30% giao tử ♂ (a) và 40% giao tử ♀ (a), 60% giao tử ♀ (A).
- Quần thể không thoả mãn điều kiện ngẫu phối nên không cân bằng di truyền. Lập bảng ta có:
Giao tử ♂ = 0,7 A |
Giao tử ♂ = 0,3 a |
|
Giạo tử ♀ = 0,6 A |
0,42 AA |
0,18 Aa |
Giao tử ♀ = 0,4 a |
0,28 Aa |
0,12 aa |
→ P = 0,42 AA : 0,46 Aa:0,12aa
- Số hạt ngô mỗi loại thu được:
- Hạt trắng kiểu gen aa chiếm 12% = 0,12 x 1000 x 2 x 200 = 48000
- Hạt vàng kiểu gen AA, Aa chiếm 88% = 0,88 x 1000 x 2 x 200 = 352000
b) Tần số kiểu gen giống P = 0,42 AA : 0,46 Aa : 0,12 aa cho ngẫu phối. Thành phần kiểu gen của quần thể F1
- Tính \(p\left( A \right) = 0.42 + \frac{{0.46}}{2} = 0.65;q\left( a \right) = 0.12 + \frac{{0.46}}{2} = 0.35\)
Giao tử ♂ = 0,65 A |
Giao tử ♂ = 0,35 a |
|
Giao tử ♀ = 0,65 A |
0,4225 AA |
0,2275 Aa |
Giao tử ♀ = 0,35 a |
0,2275 Aa |
0,1225 aa |
→ F1 = 0,4225 AA : 0,4550 Aa : 0,1225 aa
c) Thế hệ F9 quần thể đạt trạng thái cân bằng mới với tần số kiểu gen Aa gấp đôi tần số kiểu gen aa. Tần số của các alen A và a ở F9 là:
- Quần thể cân bằng có dạng: \(\begin{array}{l} {p^2}{\rm{AA}} + 2pqAa + {q^2}{\rm{aa}} = 1\\ 2pq = 2{q^2} \to p\left( A \right) = q\left( a \right) = 0.5 \end{array}\)
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định?
bởi Bo Bo 02/03/2021
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên
III. Các yếu tố ngẫu nhiên
IV. Di – nhập gen.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd, quan sát các tế bào sinh giao tử xảy ra giảm phân thấy xuất hiện 12% số tế bào rối loại phân ly cặp NST Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường và sự phân ly của các NST khác cũng diễn ra bình thường. Về mặt lý thuyết, tỉ lệ giao tử ABbD là:
bởi Hữu Trí 03/03/2021
A. 1,5%
B. 24%
C. 1%
D. 12%
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét một locut 2 alen, D- hoa đỏ, d- hoa trắng, ở thế hệ thứ nhất, quần thể A có tần số alen D là 0,8; quần thể B có tần số alen D là 0,3.
bởi Nguyễn Lê Tín 03/03/2021
Tốc độ nhập cư của quần thể B vào quần thể A sau mỗi thế hệ là 20%. Theo thời gian, quần thể A ở thế hệ thứ tư sẽ có tần số alen d chiếm
A. 0,556
B. 0,5048
C. 0,444
D. 0,4952
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở một quần thể thực vật sinh sản hữu tính, xét cấu trúc di truyền của một locut 2 alen trội lặn hoàn toàn là A và a có dạng 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa.
bởi Bánh Mì 02/03/2021
Một học sinh đưa ra một số nhận xét về quần thể này như sau:
(1) Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền với tần số alen trội gấp 1,5 lần tần số alen lặn.
(2) Có hiện tượng tự thụ phấn ở quần thể qua rất nhiều thế hệ.
(3) Nếu quá trình giao phối vẫn tiếp tục như thế hệ cũ, tần số kiểu gen dị hợp sẽ tiếp tục giảm.
(4) Nếu quần thể nói trên xảy ra ngẫu phối, trạng thái cân bằng được thiết lập sau ít nhất 2 thế hệ.
Số lượng các nhận xét KHÔNG chính xác là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phát biểu không chính xác khi nói về đặc điểm của quần thể ngẫu phối
bởi Nguyễn Hồng Tiến 02/03/2021
A. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau và sự gặp gỡ giữa các giao tử xảy ra một cách ngẫu nhiên
B. Đặc trưng của quần thể ngẫu phối là thành phần kiểu gen của quần thể chủ yếu tồn tại ở trạng thái đồng hợp
C. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ
D. Quần thể ngẫu phối có khả năng bảo tồn các alen lặn gây hại và dự trữ các alen này qua nhiều thế hệ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quần thể nào dưới đây có tần số alen A bằng tần số alen a?
A. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa
B. 0,3 AA : 0,2 Aa : 0,5 aa
C. 0,15 AA : 0,45 Aa : 0,4 aa
D. 0,3 AA : 0,5 Aa : 0,2aaC. 0,15 AA : 0,45 Aa : 0,4 aa
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 51 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 52 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 51 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 52 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 52 SBT Sinh học 12
Bài tập 6 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 7 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 8 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 11 trang 53 SBT Sinh học 12
Bài tập 14 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 15 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 16 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 17 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 19 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 20 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 21 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 22 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 23 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 25 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 26 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 27 trang 56 SBT Sinh học 12