Giải bài 16 tr 54 sách BT Sinh lớp 12
Nhóm máu MN ở người do 1 gen gồm 2 alen M và N quy định, alen M đồng trội so với N. Kiểu gen MM, MN, NN lần lượt quy định các kiểu hình nhóm máu M, MN, N. Nghiên cứu một quần thể có 730 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số của alen M và N trong quần thể là
A. M = 82,2% ; N = 17,8%.
B. M = 35,6% ; N = 64,4%.
C. M = 50% ; N = 50%.
D. M = 17,8% ; N = 82,2%.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 16
- Xét một gen có 2 alen A, a trong quần thể có 3 KG với số lượng cá thể tương ứng: xAA : yAa : zaa
- Tổng số cá thể = N
- Tần số alen A = (2x + y) / 2N
- Tần số alen a =(2z +y)/ 2N
- Áp dụng công thức ta có:
- M = (2 x 22 + 216) / 2 x 730 = 17,8 %
- N = 1 - 17,8 % = 82,2 %
Vậy đáp án đúng là: D
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Cho biết tần số f (A) ở quần thể I = 0,5 và f(A) ở quần thể II = 0,6. Tốc độ di nhập gen từ quần thể II sang quần thể I là 10% thì sau một thế hệ nhập gen tần số alen f (A) ở quần thể I sẽ là:
bởi Thụy Mây 30/06/2020
A. 0,60.
B. 0,51.
C. 0,55.
D. 0,49.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan hệ trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội.
bởi Tuấn Tú 30/06/2020
Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là
A. 0,58.
B. 0,41.
C. 0,7.
D. 0,3.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Một nhà chọn giống nghiên cứu trên một quần thể thỏ giao phối ngẫu nhiên. Ông ta đã phát hiện ra trung bình 16% số thỏ có lông đốm. Loại thỏ này bán không được giá. Để tăng hiệu quả kinh tế, ông ta không chọ các con thỏ lông đốm giao phối.
bởi Tram Anh 29/06/2020
Biết tính trạng lông đốm là do một alen đột biến lặn trên NST thường quy đinh, tính trạng này không làm ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của thỏ. Theo lí thuyết, tỉ lệ thỏ lồng đốm nhận được trong thế hộ sau chiếm khoảng.
A. 8,15%.
B. 16,0%
C. 7,35%.
D. 1,25%.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Ở một loài thực vật, xét một lôcut gồm 2 alen (A và a). Tần số alen a ở thế hệ xuất phát là 38%.
bởi Nguyễn Trung Thành 29/06/2020
Ở mỗi thế hệ, có 10% alen a bị đột biến ngược chuyển thành alen A. Sau 3 thế hệ liên tiếp, giả sít quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá nào khác thì tần số alen A của quần thể là
A. 69,2%.
B. 71,6%.
C. 75,1%.
D. 72,3%.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Một quần thể ngẫu phối có 36% cá thể có kiểu gen AA, 28% cá thể có kiểu gen Aa, 36% cá thể có kiểu gen aa thì
bởi Hoa Lan 29/06/2020
A. sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,25%.
B. quần thể đã cân bằng về mặt di truyền.
C. tần số của alen A trong quần thể là 60%.
D. sau một thế hệ cho tự phối bắt buộc, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 0,36%.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bệnh mù màu ở một quần thể người có tỉ lệ nam mắc bệnh là 0,3. Giả sử tỉ lệ nam / nữ = 1/1 và tần số các alen là như nhau ở cả 2 giới. Tỉ lệ người nữ không biểu hiện bệnh nhưng có mang gen bệnh trong quần thể này là
bởi Mai Thuy 30/06/2020
A. 0,30.
B. 0,20.
C. 0,60.
D. 0,42.
Theo dõi (0) 2 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 14 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 15 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 17 trang 54 SBT Sinh học 12
Bài tập 19 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 20 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 21 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 22 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 23 trang 55 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 25 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 26 trang 56 SBT Sinh học 12
Bài tập 27 trang 56 SBT Sinh học 12