Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 22 SGK Sinh học 12
Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến điểm thường gặp và hậu quả của nó?
-
Bài tập 2 trang 22 SGK Sinh học 12
Nêu một số cơ chế phát sinh đột biến gen?
-
Bài tập 3 trang 22 SGK Sinh học 12
Hậu quả chung của đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-
Bài tập 4 trang 22 SGK Sinh học 12
Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?
-
Bài tập 5 trang 22 SGK Sinh học 12
Hãy chọn câu đúng trong số các câu sau đây nói về đột biến điểm:
A. Trong số các loại đột biến điểm thì đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.
B. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
C. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.
-
Bài tập 4 trang 24 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Sự biểu hiện của các đột biến giao tử, đột biến tiền phôi và đột biến xôma như thế nào?
-
Bài tập 5 trang 14 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn những phương án trả lời đúng nhất. Đột biến gen là:
A. Sự biến đổi tạo ra các alen mới
B. Sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới
C. Sự biến đổi một hay một số cặp nucleotit trong gen
D. Sự biến đổi một cặp nucleotit trong gen
-
Bài tập 3 trang 6 SBT Sinh học 12
Đoạn mARN ở tế bào nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau :
...UUUAAGAAUXUUGX...
a) Xác định trình tự nuclêôtit của mạch ADN mã gốc đã tạo ra đoạn mARN này.
b) Xác định 4 axit amin có thể được dịch mã từ điểm bắt đầu của đoạn mARN này.
c) Cho rằng thay thế nuclêôtit xảy ra ở ADN và nuclêôtit thứ ba (U) của mARN được thay thế bằng G. Xác định trình tự axit amin là kết quả của đột biến này.
d) Nếu việc thêm nuclêôtit xảy ra trong ADN để G được thêm vào giữa nuclêôtit thứ ba và thứ tư. Xác định trình tự axit amin là kết quả của đột biến này.
e) Trên cơ sở những thông tin ở (c) và (d), hãy xác định loại đột biến nào trong ADN có hiệu quả sâu rộng hơn tới prôtêin khi dịch mã gen? Giải thích.
-
Bài tập 3 trang 9 SBT Sinh học 12
Phân tử hemoglobin trong hồng cầu người gồm 2 chuỗi pôlipeptit a và 2 chuỗi pôlipeptit β. Gen quy định tổng hợp chuỗi ß ở người bình thường có G = 186 và có 1068 liên kết hiđrô. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu HbC kém gen bình thường một liên kết hiđrô, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau.
a) Đột biến liên quan đến mấy cặp nuclêôtit? Thuộc dạng đột biến gen nào?
b) Số nuclêôtit mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến là bao nhiêu?
c) Tính số lượng các axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến.
-
Bài tập 6 trang 10 SBT Sinh học 12
Một đoạn mạch khuôn của gen có trình tự nuclêôtit là: TAX TXA GXG XTA GXA
a) Viết trình tự phần tương ứng của mạch bổ sung.
b) Liên hệ với bảng mã di truyền (bảng 1 SGK Sinh học 12). Hãy hoàn thành bảng sau:
Mã trong ADN
Mã trong mARN
Thông tin được giái mã
TAX
AUG
Mã mở đầu với Met
TXA
AGU
Axit amin Ser
GXG
XTA
GXA
c) Chỉ ra hậu quả của mỗi đột biến riêng rẽ:
- Mất nuclêôtit số 10.
- Thay thế nuclêôtit số 13 (G bằng A)
-
Bài tập 20 trang 14 SBT Sinh học 12
Đột biến là
A. hiện tượng tái tổ hợp di truyền.
B. những biến đổi có khả năng di truyền trong thông tin di truyền.
C. phiên mã sai mã di truyền.
D. biến đổi thường, nhưng không phải luôn có lợi cho sự phát triển của cơ thể mang nó.
-
Bài tập 21 trang 14 SBT Sinh học 12
Trong các dạng biến đổi vật chất di truyền sau đây, dạng nào là đột biến gen?
A. Mất một đoạn NST.
B. Mất một hay một số cặp nuclêôtit.
C. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
D. Cả B và C.
-
Bài tập 22 trang 14 SBT Sinh học 12
Trình tự các thay đổi nào dưới đây là đúng nhất?
A. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen -> thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN -> thay đổi trình tự các axit amin trong prôtêin -> thay đổi tính trạng.
B. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen -> thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit -> thay đổi tính trạng.
C. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen -> thay đổi trình tự các nuclêôtit trong tARN -> thay đổi trình tự các axit amin trong prôtêin => thay đổi tính trạng
D. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen -> thay đổi trình tự các nuclêôtit trong rARN -> thay đổi trình tự các axit amin trong prôtêin -> thay đổi tính trạng.