Hướng dẫn giải bài tập SGK Hoá học 12 Bài 41 Nhận biết một số chất khí giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức môn hoá.
-
Bài tập 1 trang 177 SGK Hóa học 12
Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 được không? Tại sao?
-
Bài tập 2 trang 177 SGK Hóa học 12
Cho 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng chất. Viết phương trình hóa học.
-
Bài tập 3 trang 177 SGK Hóa học 12
Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau: Na2SO4, Na2S,Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được các dung dịch:
A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3.
B. Na2CO3, Na2S
C. Na2S, Na2CO3, Na3PO4
D. Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3
-
Bài tập 1 trang 239 SGK Hóa 12 Nâng cao
Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?
A. Dung dịch NaOH dư.
B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư.
C. Dung dịch Na2CO3 dư.
D. Dung dịch AgNO3 dư.
-
Bài tập 2 trang 239 SGK Hóa học 12 nâng cao
Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không? Tại sao?
-
Bài tập 3 trang 239 SGK Hóa học 12 nâng cao
Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.
-
Bài tập 4 trang 239 SGK Hóa 12 Nâng cao
Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các cặp chất sau đây.
a) FeS và FeCO3.
b) Na2SO4 và Na2SO3.
-
Bài tập 41.1 trang 96 SBT Hóa học 12
Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng
A. nước brom và tàn đóm cháy dở.
B. nước brom và dung dịch Ba(OH)2.
C. nước vôi trong và nước brom.
D. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.
-
Bài tập 41.2 trang 96 SBT Hóa học 12
Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng
A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.
B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.
C. dung dịch Na2CO3 và nước brom.
D. tàn đóm cháy dở và nước brom.
-
Bài tập 41.3 trang 96 SBT Hóa học 12
Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được clo một cách tương đối an toàn ?
A. Dung dịch NaOH loãng
B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3
C. Dùng khí H2S
D. Dùng khí CO2
-
Bài tập 41.4 trang 96 SBT Hóa học 12
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí: O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.
-
Bài tập 41.5 trang 96 SBT Hóa học 12
Để khử khí H2S trong phòng thí nghiệm có thể dùng chất nào ?
-
Bài tập 41.6 trang 96 SBT Hóa học 12
Khí X điều chế từ H2 và Cl2; khí Y điều chế bằng cách nung nóng KMnO4; khí Z sinh ra do phản ứng của Na2SO3 với axit HCl; khí A sinh ra khi nung đá vôi; khí B thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt.
-
Bài tập 41.7 trang 97 SBT Hóa học 12
Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí: H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.