Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 42 Luyện tập Dẫn xuất halogen, ancol, phenol giúp các em học sinh Biết cách so sánh, lập bảng hệ thống kiến thức. Giải các bài tập: chuỗi phương trình, nhận biết và toán định lượng ancol, phenol.
-
Bài tập 1 trang 195 SGK Hóa học 11
Viết công thức cấu tạo, gọi tên các dẫn xuất halogen có công thức phân tử C4H9Cl; các ancol mạch hở có công thức phân tử C4H10O, C4H8O.
-
Bài tập 2 trang 195 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa etyl bromua với: dung dịch NaOH đun nóng; đung dịch NaOH + C2H5OH đun nóng.
-
Bài tập 3 trang 195 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa các ancol etylic, phenol với mỗi chất sau: natri hidroxit, nước brom, dung dịch HNO3.
-
Bài tập 4 trang 195 SGK Hóa học 11
Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông cạnh các câu sau:
a) Hợp chất C6H5-CH2-OH không thuộc loại hợp chất phenol mà thuộc ancol thơm.
b) Ancol etylic có thể hòa tan tốt phenol, nước.
c) Ancol và phenol đều có thể tác dụng với natri sinh ra khí hidro.
d) Phenol có tính axit yếu nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
e) Phenol tan trong dung dịch NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo thành muối tan.
g) Phenol tan trong dung dịch NaOH chỉ là sự hòa tan bình thường.
h) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
-
Bài tập 5 trang 195 SGK Hóa học 11
Hoàn thành các dãy chuyển hóa sau bằng các phương trình hóa học:
a) Metan axetilen etilen etanol axit axetic
b) Benzen brombenzen natri phenolat phenol 2,4,6- tribromphenol
-
Bài tập 6 trang 195 SGK Hóa học 11
Cho hỗn hợp gồm etanol và phenol tác dụng với natri (dư) thu được 3,36 lít khí hidro ở đktc. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng của 2,4,6-tribromphenol
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đã dùng.
-
Bài tập 7 trang 195 SGK Hóa học 11
Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. phenol
B. etanol
C. đimetyl ete
D. metanol
-
Bài tập 42.1 trang 66 SBT Hóa học 11
Có bao nhiêu chất đồng phân có cùng công thức phân C4H10O
A. 7 chất
B. 6 chất
C. 5 chất
D. 4 chất
-
Bài tập 42.2 trang 66 SBT Hóa học 11
Có bao nhiêu ancol bậc I có cùng công thức phân tử C5H10O?
A. 6 chất
B. 5 chất
C. 4 chất
D. 3 chất
-
Bài tập 42.3 trang 66 SBT Hóa học 11
Cho lần lượt các chất C2H5Cl, C2H5OH, C6H5OH vào dung dịch NaOH đun nóng. Số chất phản ứng là ?
A. Không chất nào.
B. Một chất.
C. Hai chất.
D. Cả ba chất.
-
Bài tập 42.4 trang 67 SBT Hóa học 11
Đun chất sau với dung dịch NaOH có dư. Sản phẩm hữu cơ thu được là chất nào dưới đây ?
A.
B.
C.
D.
-
Bài tập 42.5 trang 67 SBT Hóa học 11
Trong các phương trình hóa học dưới đây, phương trình nào sai?
A. 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
B. 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2↑
C. C2H5OH + NaOH → C2H5ONa + H2O
D. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
-
Bài tập 42.6 trang 67 SBT Hóa học 11
Ancol X có công thức phân tử C4H10O. Khi đun X với H2SO4 đặc ở 170oC, thu được hai anken là đồng phân của nhau. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CH2-CH2-CH2-OH
B. CH3-CH2-CH(CH3)-OH
C. CH3-C(CH3)2-OH
D. CH3-CH(CH3)-CH2-OH
-
Bài tập 42.7 trang 67 SBT Hóa học 11
Viết phương trình phản ứng hóa học thực hiện các biến hóa dưới đây. Ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có).
-
Bài tập 42.8 trang 67 SBT Hóa học 11
Cho chất sau lần lượt tác dụng với
1. Na;
2. dung dịch NaOH;
3. dung dịch HBr;
4. CuO (đun nóng nhẹ).
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
-
Bài tập 42.9 trang 67 SBT Hóa học 11
Chất A là một ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun m gam A với H2SO4 đặc ở 170oC thu được 17,85 gam anken (hiệu suất 85%). Cũng m gam A khi tác dụng với HBr tạo ra 36,9 gam dẫn xuất brom (hiệu suất 60%).
1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của ancol A.
2. Tính giá trị m.
-
Bài tập 42.10 trang 68 SBT Hóa học 11
Chất A là một ancol có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn m gam A, người ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,25g H2O. Mặt khác, nếu cho 18,55 g A tác dụng hết với natri, thu được 5,88 lít H2 (đktc).
1. Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của chất A.
2. Tính giá trị m.
-
Bài tập 42.11 trang 68 SBT Hóa học 11
Một bình kín dung tích 5,6 lít có chứa hỗn hợp hơi của hai ancol đơn chức và 3,2g O2. Nhiệt độ trong bình là 109,2oC, áp suất trong bình là 0,728 atm.
Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hai ancol, sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,5oC và áp suất là p atm.
Dẫn các chất trong bình sau phản ứng qua bình (1) đựng H2SO4 đặc (dư), sau đó qua bình (2) đựng dung dịch NaOH (dư), thấy khối lượng bình (1) tăng 1,26 g, khối lượng bình (2) tăng 2,2 g.
1. Tính p, biết rằng thể tích bình không đổi.
2. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, phần trăm khối lượng và gọi tên từng chất trong hỗn hợp ancol biết rằng số mol của ancol có phân tử khối nhỏ hn gấp 2 lần số mol của ancol có phân tử khối lớn hơn.
-
Bài tập 42.12 trang 68 SBT Hóa học 11
Chất A là một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 9,50 g chất A, thu được 8,40 lít CO2. Mặt khác nếu cho 11,40g chất A tác dụng với Na (lấy dư) thì thu được 3,36 lít H2. Các thể tích đo ở đktc. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên chất A.
-
Bài tập 1 trang 235 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy điền Đ (đúng) hoặc S(sai) vào các dấu [...] ở mỗi câu sau:
a) Ancol là hợp chất chứa nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C lai hoá sp3. [... ]
b) Phenol là hợp chất chứa nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C lai hoá sp2. [... ]
c) Phân tử ancol không được chứa vòng benzen. [... ]
d) Liên kết C – O ở ancol bền hơn liên kết C – O ở phenol. [... ]
e) Liên kết O – H ở ancol phân cực hơn liên kết O – H ở phenol. [ ...]
-
Bài tập 2 trang 235 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy so sánh ancol với phenol về đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học đặc trưng và nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa chúng.
-
Bài tập 3 trang 235 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hoàn thành các phương trình hóa học của phản ứng sau, vẽ rõ vòng bezen:
a) o-BrC6H4CH2Br + NaOH →
b) p-HOCH2C6H4OH + HBr →
c) m-HOCH2C6H4OH + NaOH dư →
d) p-CH3C6H4OH + Br2(dd)→
-
Bài tập 4 trang 235 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hiện nay, trong công nghiệp người ta điều chế etanol và phenol như thế nào?
-
Bài tập 5 trang 235 SGK Hóa học 11 nâng cao
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metanol, người ta thu được 3,589 lít CO2 (đktc) và 3,96 gam H2O.
a) Xác định công thức phân tử của hai ancol và thành phần phần trăm của chúng trong hỗn hợp.
b) Hai ancol này có thể có công thức cấu tạo như thế nào?
-
Bài tập 6 trang 235 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng để thực hiện các chuyển hóa sau:
a) CH3CH2CH2 Br thành CH3CHBrCH3.
b) (CH3)2CHCH2 CH2OH thành (CH3)2C(OH)CH2CH3.
-
Bài tập 7 trang 235 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (các chữ cái chỉ các sản phẩm chính):