YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Trình bày nội dung cơ bản của các hình thái ý thức xã hội

    Lời giải tham khảo:

    Ý thức chính trị

    •  Ý thức chính trị phản ánh đời sống chính trị của mỗi giai cấp, tập đoàn người trong xã hội. Y thức chính trị xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Ý thức chính trị, thực chất là những quan điểm về lợi ích, quyền lực của giai cấp nhất định trong xã hội.
    • Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong đường lối, cương lĩnh của các Đảng, các giai cấp khác nhau. Hệ tư tưởng chính trị gắn liền với các tổ chức chính trị. Thông qua đó, các giai cấp tiến hành đấu tranh ý thức hệ vì lợi ích của giai cấp mình.
    • Hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Nó thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác.

    Ý thức pháp quyền

    • Ý thức pháp quyền là toàn bộ những quan điểm về pháp luật; về quyền và nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân khác; về tính hợp pháp hay không hợp pháp của mỗi hành vi con người.
    • Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị thành luật lệ. Ý thức pháp quyền của giai cấp thống trị chi phối đời sống xã hội. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, các giai cấp có ý thức pháp quyền khác nhau phản ánh lợi ích của giai cấp mình. Giai cấp thống trị củng cố quyền lực, lợi ích kinh tế bằng luật lệ.

    Ý thức đạo đức

    • Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, bổn phận, hạnh phúc, công bằng,… và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân và xã hội, giữa cá nhân với nhau. Ý thức đạo đức được điều chỉnh bởi dư luận xã hội.
    • Ý thức về lương tâm, danh dự, lòng tự trọng phản ánh năng lực tự chủ của con người. Phát triển về ý thức đạo đức là nhân tố hoàn hiện cá nhân và tiến bộ xã hội.
    • Ý thức đạo đức mang tính nhân loại, tính giai cấp, tính dân tộc và tính lịch sử cụ thể.

    Ý thức thẩm mỹ

    • Ý thức thẩm mỹ phản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật là nhận thức cái chung thông qua cái riêng, nhận thức cái bản chất thông qua cái hiện tượng, nhận thức cái phổ biến thông qua cái cá biệt.
    • Nghệ thuật chân chính gắn bó với đời sống hiện thực của nhân dân và thúc đẩy tiến bộ xã hội qua nhu cầu thẩm mỹ của con người. Qua các tác phẩm nghệ thuật chân chính tác động đến lý trí, tình cảm gây kích thích tính tích cực về hành vi hướng thiện của con người.
    • Trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật mang tính giai cấp. Tính giai cấp biểu hiện ở chỗ nó phản ánh thế giới quan, quan điểm chính trị của một giai cấp. Tính giai cấp thể hiện ở chỗ thể hiện ở mỗi quan hệ giữa chính trị và nghệ thuật. Nghệ thuật còn mang tính khách quan và tính dân tộc.

    Ý thức tôn giáo

    •  Tôn giáo với tính cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh tâm trạng “hoang đường” về thế giới. Tâm lý tôn giáo bao gồm hai cấp độ: tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo.
    • Tôn giáo thường được những giai cấp, tầng lớp xã hội lợi dụng nó như một công cụ để áp bức tinh thần quần chúng nhân dân lao động và là phương tiện để củng cố địa vị thống trị của họ.
    • Nguồn gốc tôn giáo xuất phát từ chính cuộc sống của con người bất lực trước tự nhiên và xã hội.
    • Sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên, con người quy sức mạnh tự nhiên đó về siêu tự nhiên, do siêu tự nhiên, thần bí bí hoá tự nhiên về siêu tự nhiên và chi phối tự nhiên. Đó là nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.
    • Trong xã hội có giai cấp, yếu tố quan trọng nảy sinh tôn giáo là do áp bức giai cấp. Quần chúng lao động bị áp bức, lao động cho kẻ khác, bị cô đơn, cùng khổ không tìm được lối thoát trên thực tiễn nên đã tìm cho mình lối thoát bằng cách tự an ủi ở “bên kia” thế giới. Đó là nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
    • Tôn giáo sẽ mất đi khi xã hội không còn giai cấp và khi nhận thức của con người đạt đến trình độ mà không còn bất lực trước sức mạnh của tự nhiên.

    Ý thức khoa học

    • Ý thức khoa học là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống tri thức phản ánh hiện thực dưới dạng lôgíc trừu tượng và được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật. Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác góp phần hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó. Ví dụ, ý thức chính trị và chính trị học; ý thức đạo đức và đạo đức học, v.v.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF