YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Trình bày nội dung và sự thống nhất biện chứng hai giai đoạn của quá trình nhận thức.

    Lời giải tham khảo:

    Quá trình nhận thức của con người phát triển qua hai giai đoạn: Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.

    • Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính): Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động, phong phú các sự vật khách quan bằng các giác quan của con người. Nó được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản là: Cảm giác, tri giác, biểu tượng.
      • Cảm giác: Là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật khi các sự vật đó tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
      • Tri giác: Là sự phản ánh tổng hợp nhiều cảm giác, nó đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về sự vật.
      • Biểu tượng: Là hình ảnh về sự vật được giữ lại trong trí nhớ một cách khái quát khi không còn trực tiếp tiếp xúc với sự vật.
      • Đặc điểm của nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp, sinh động, phong phú, nhưng đó là sự phản ánh bề ngoài của sự vật.
    • Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính): Là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan. Nó được thể hiện ở các hình thức như: Khái niệm, phán đoán, suy lý.
      • Khái niệm: Là hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một lớp các sự vật hiện tượng.
      • Phán đoán: Là hình thức của tư duy trừu tượng, vận dụng các khái niệm đã có để khẳng định hay phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan.
      • Suy lý: Là hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hay nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận.
      • Đặc điểm của nhận thức lý tính là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát. Đó là sự phản ánh bản chất, quy luật của sự vật.

    Sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

    • Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về chất, có đặc điểm và vai trò khác nhau trong việc nhận thức sự vật khách quan. Tuy nhiên chúng lại thống nhất biện chứng với nhau, liên hệ, tác động, bổ sung cho nhau, không tách rời nhau. Nhận thức cảm tính là cơ sở, tiền đề và điều kiện của nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính không thể thực hiện được nếu thiếu những tri thức do nhận thức cảm tính mang lại. Trái lại, nhận thức cảm tính mà không có nhận thức lý tính thì không thể nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật.
    • Tóm lại, có thể khẳng định: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý khách quan.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF